TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu về quan hệ dân tộc ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay - Vương Xuân Tình

Bài viết "Nghiên cứu về quan hệ dân tộc ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay" tập trung nghiên cứu về quan hệ dân tộc ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay từ đó góp phần tổng kết về vấn đề tộc người ở nước ta. Với các bạn chuyên ngành Văn hóa – Lịch sử thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích. | Tạp chí Dán tộc học sốỈ 2 - 2014 7 NGHIÊN CỨU VÈ QUAN HỆ DÂN Tộc Ở VIỆT NAM TỪ NÀM 1980 ĐẾN NAY VƯƠNG XUÂN TÌNH Trong nghiên cứu về tộc người việc xem xét quan hệ dân tộc có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Quan hệ dân tộc là mối quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia và xuyên quốc gia và mối quan hệ giữa tộc người với cộng đồng dân tộc - quốc gia Nation - State trên nhiều lĩnh vực như chính trị kinh tế xã hội văn hóa. Quan hệ dân tộc vừa là mối quan hệ tự nhiên vừa mang tính tất yếu trong một quốc gia hay khu vực đa dân tộc chịu tác động của nhiều yếu tố. Tầm quan trọng của quan hệ dân tộc là điều dễ nhận thấy nhưng xử lý vấn đề này thế nào cho đúng ở mỗi quốc gia là điều không dễ dàng. Cùng với thời gian từ trong nội tại mối quan hệ dân tộc cũng luôn biến đổi. Và cùng với thời gian các thể chế chính trị cũng đổi thay chính sách dân tộc tác động đến mối quan hệ dân tộc. Ngoài ra quan hệ dân tộc còn bị chi phổi bởi bối cành quốc tế tức những nhân tố bên ngoài với các hệ lụy khó kiểm soát. Với Việt Nam quan hệ dân tộc là lĩnh vực được Đảng Cộng sản và Nhà nước rất quan tâm. Bởi vậy trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước các dân tộc thiểu số đã sát cánh cùng dân tộc đa số có nhiều đóng góp to ló n. Khi bước vào giai đoạn xâỳ dựng đất nước tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước càng tập trung thực hiện đoàn kết bình đẳng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc. Do chính sách ưu việt nêu trên nên quan hệ dân tộc ở nước ta kể từ khi Đổi mới đến nay thường được đánh giá về cơ bản vẫn ổn định. Xu thế chung của quan hệ này vẫn là sự gắn bó đoàn kết giữa các dân tộc. Tuy nhiên đã nảy sinh những vấn đề ở một số tộc người tại các địa phương khác nhau. Các cuộc bạo loạn ở Tây Nguyên của những nhóm người thuộc một số dân tộc tại chỗ các cuộc biểu tình đòi đất của người Khơ-me tại vùng Tây Nam Bộ hay gần đây là việc gây rối của những người Hmông ở Mường Nhé tỉnh Điện Biên đòi tự do tôn giáo và thành .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.