TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động theo Bộ luật lao động và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động "

Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động theo Bộ luật lao động và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động Hành vi pháp luật và hành vi đạo đức đều bị chi phối bởi ý thức hệ hay các quan điểm, quan niệm của lực lượng cầm quyền. Pháp luật trước hết và chủ yếu luôn thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của lực lượng cầm quyền. Thông qua các quy định trong pháp luật, giai cấp cầm quyền thể hiện rõ quan điểm ủng hộ, khuyến. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl Tl aiẤPLAOĐỘMGVÀGIẲlQUYẾrTRANHCHẤPLAOĐỘNG Tranh chấp lao động TCLĐ là hiện tượng kinh tế - xã hội tất yếu trong đời sống lao động ở bất kì quốc gia nào. Điều này xuất phát chủ yếu từ sự khác nhau thậm chí đối lập nhau về lợi ích của hai bên chủ thể tham gia quan hệ lao động. Trong quan hệ lao động nếu lợi ích của người lao động NLĐ là khoản tiền lương hoặc thu nhập tối đa và được làm việc trong điều kiện lao động thuận lợi đảm bảo an toàn và vệ sinh tốt nhất thì người sử dụng lao động NSDLĐ mong muốn sử dụng những lao động có chất lượng cao mà chi phí về tiền lương về điều kiện và môi trường lao động thấp đến mức có thể. Hơn nữa quan hệ lao động thông thường là quan hệ tương đối lâu dài cho nên trong quá trình duy trì quan hệ việc lúc này hay lúc khác có thể xảy ra những bất đồng mâu thuần giữa các bên cũng là điều dễ lí giải. Những năm qua các vụ tranh chấp lao động xảy ra càng ngày càng có chiều hướng gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định và tính bền vững của mối quan hệ lao động đến thị trường lao động và nền kinh tế - xã hội nói chung. Việc giải quyết các TCLĐ phù hợp với đặc điểm và tính chất của quan hệ có tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và hạn chế những tác động tiêu cực đến thị trường lao động cũng như nền kinh tế - xã hội đều được pháp luật các nước đặt ra. Chế định về giải quyết TCLĐ trong luật lao động nước ta do vậy có tầm quan trọng đặc biệt. Bằng gần 30 điều luật tại chương XIV Bộ luật lao động BLLĐ TS. ĐÀO THỊ HẰNG cùng với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động TTGQCTCLĐ và một số nghị định của Chính phủ về hội đồng hoà giải lao động cơ sở và hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh TCLĐ và cơ chế thủ tục giải quyết TCLĐ đã được quy định khá cụ thể và được điều chỉnh tương đối toàn diện. Qua 6 - 7 năm thực hiện các quy định đã dần đi vào cuộc sống phần lớn đã được thực .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.