TAILIEUCHUNG - Nhận diện loại hình tác giả nhàn tản trong văn học trung đại Việt Nam

Loại hình tác giả nhàn tản trong văn học trung đại Việt Nam bao gồm những tác giả có sáng tác thơ văn thể hiện cảm hứng nhàn tản, hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XIII và trải dài từ đó đến hết thế kỷ XIX. Họ có thể là các thiền sư, tướng lĩnh, vua chúa và nhà nho. Sự lựa chọn cuộc đời của họ có thể có nhiều điểm khác biệt, ở vào những tình huống khác nhau của xã hội song cảm hứng nhàn tản là điểm gặp gỡ đầy thú vị giữa những tác giả này. Bài viết bàn về hai nhóm chính: tác giả thiền sư nhàn tản và tác giả nhà nho nhàn tản. | NHẬN DIỆN LOẠI HÌNH TÁC GIẢ NHÀN TẢN TRONG VĂN Học trung đại việt nam LÊ VĂN TẤNn oại hình tác giả nhàn tản trong văn học trung đại Việt Nam bao gồm những tác giả có sáng tác thơ văn thể hiện cảm hứng nhàn tản hình thành vào khoảng cuối thê kỷ XIII và trải dài từ đó đên hêt thế kỷ XIX. Họ có thể là các thiển sư tướng lĩnh vua chúa và nhà nho. Sự lựa chọn cuộc đời của họ có thể có nhiều điểm khác biệt ở vào những tình huống khác nhau của xã hội song cảm hứng nhàn tản là điểm gặp gỡ đầy thú vị giữa những tác giả này. Bài viết bàn về hai nhóm chính tác giả thiền sư nhàn tản và tác giả nhà nho nhàn tản. 1. Loại hình tác giả thiển s- nhàn tản Từ thê kỷ X đên hết thê kỷ XIV Phật giáo giữ vị trí là quốc giáo. Phật giáo coi cuộc đời là bể khổ. Cái khổ của chúng sinh vừa do những nguyên nhân khách quan vừa do những nguyên nhân chủ quan mang lại. Muốn thoát khỏi bể khổ Phật giáo khuyên con người ta phải tìm cách thoát khỏi sự vô minh vì vô minh nên con người ta từ khi sinh ra đều tìm mọi cách để níu kéo cái vô thường như danh vọng địa vị tiền bạc sự nghiệp tuổi thọ. . Một trong những phương cách giải phóng vô minh chính là coi thường danh lợi sống an bần lạc đạo. Hơn nữa Phật giáo Thiền tông quan niệm về niết bàn không gì cao xa viễn vọng mà nằm ngay trong chính cá nhân người tiêp nhận. Để đạt được niết bàn theo quan niệm của các thiền sư cần sống thuận theo tự nhiên hoà nhập vào thiên nhiên thuần khiêt sống an nhiên tự tại và hướng đên những vẻ đẹp siêu việt giữa đời thực tránh xa tất cả mọi sự ràng buộc hướng đên cái đẹp của tâm cảnh siêu việt cái đẹp của nhậm vận tuỳ duyên cái đẹp ở ngoài cõi ngoài phương. Trong giai đoạn này tình hình lịch sử - xã hội và tư tưởng - văn hoá Việt Nam khá cởi mở. Một mặt chính thể đương thời khuyên khích các thiền sư tham gia chính sự mặt khác vẫn cho phép họ tuỳ cơ ứng biên tự do lựa chọn con đường của cá nhân. Đó chính là điều kiện để cácthiền sư quan tâm hơn đên bản ngã. Họ có thể tự cho phép mình được lui về sơn khê nghiên cứu thiền học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.