TAILIEUCHUNG - Giáo trình giáo dục học đại cương 1 phần 1 - ĐH An Giang

(NB) Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, giáo dục được coi là một hiện tượng xã hội, hiện tượng này nảy sinh, tồn tại, phát triển và tiến bộ cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người, trong đó nổi bật lên là việc các thế hệ đi trước truyền thụ lại các kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm hoạt động xã hội nói chung cho các thế hệ sau. Giáo trình Giáo dục học đại cương 1 phần 1 giới thiệu với người học nội dung của chương 1: Giáo dục học là một khoa học. Mời bạn đọc tham khảo. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TỔ TÂM LÝ GIÁO DỤC Giáo trình GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG 1 Người biên soạn Thạc sĩ Nguyễn Thị Cúc Thạc sĩ Đỗ Công Tuất Giảng viên Trường ĐẠI HỌC AN GIANG LƯU HÀNH NỘI BỘ Năm 2003 Chương I Giáo Dục Học Là Một Khoa Học Giáo Dục Là Một Hiện Tượng Xã Hội Đặc Biệt Giáo Dục Là Một Hiện Tượng Xã Hội Một Nhu Cầu Sống Còn Của Con Người 1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội. - Giáo dục được coi là một hiện tượng xã hội hiện tượng này nảy sinh tồn tại phát triển và tiến bộ cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội loài người trong đó nổi bật lên là việc các thế hệ đi trước truyền thụ lại các kinh nghiệm sống kinh nghiệm sản xuất kinh nghiệm hoạt động xã hội nói chung cho các thế hệ sau. - Các nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục học đã chứng minh rằng Từ thời cổ xưa cho đến nay khi nói đến giáo dục là người ta nói đến những tác động làm phát triển con người cả về thể chất lẫn tâm hồn tức là dạy dỗ bảo ban nuôi nấng chăm sóc. Xã hội ngày càng phát triển nội dung kinh nghiệm ngày càng phong phú và việc truyền thụ kinh nghiệm ngày càng được chuyên môn hoá dần. Trong xã hội dần dần xuất hiện những nhà trí thức - nghề dạy học ra đời. - Như vậy về thực chất nếu xét theo phương diện lịch sử giáo dục là hiện tượng xà hội trong đó thế hệ trước truyền thụ cho thế hệ sau những kinh nghiệm lịch sử xã hội chứa đựng những giá trị văn hoá của xã hội kinh nghiệm xã hội bao gồm Những tri thức kỹ năng kỹ xảo niềm tin các thái độ . Tức là các chuẩn mực các phương thức và các phương tiện của các hoạt động và giao lưu của con người thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội đó biến nó thành kinh nghiệm của bản thân thành nhân cách của mình để có thể tham gia vào cuộc sống tham gia vào hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động xã hội khác cũng như các mối quan hệ xã hội. Nếu xét về phương diện xã hội thì giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội giữa người này và người kia. Trong quá trình lĩnh hội và sử dụng những kinh nghiệm lịch sử xã hội nhân

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.