TAILIEUCHUNG - Bài giảng Ứng dụng các lý thuyết công tác xã hội vào can thiệp trẻ tự kỷ

Bài giảng Ứng dụng các lý thuyết công tác xã hội vào can thiệp trẻ tự kỷ trình bày khái niệm tự kỷ, dấu hiệu trẻ tự kỷ, lý thuyết nhận thức hành vi, lý thuyết sinh thái, thuyết học tập xã hội. Mời bạn đọc tham khảo. | ỨNG DỤNG CÁC LÝ THUYẾT CTXH VÀO CAN THIỆP TRẺ TỰ KỶ Khái niệm tự kỷ Theo bộ bách khoa của Collie: “Tự kỷ là một rối loạn rất nặng về sự phát triển tâm lý của trẻ em đặc tính chủ yếu là không đáp ứng với người khác và thiếu sự giao tiếp”. Quan niệm của Freud: “Tự kỷ là sự đầu tư vào đối tượng quay trở lại trong cái tôi, có nghĩa là đã trở thành tự yêu, là sự ẩn náu của trẻ em trong thế giới bên trong huyễn tưởng và ảo ảnh để hỏi rằng cái tự trị ảo tưởng chỉ có thể được một thời gian, đối với chủ thể với điều kiện phải thêm vào đó sự chăm sóc của người mẹ”. Tóm lại: tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển của hệ thần kinh nơi một số trẻ em. Những trẻ em mang chứng tự kỷ biểu hiện khiếm khuyết về tương tác xã hội; khiếm khuyết về truyền thông giao tiếp; và các hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Dấu hiệu trẻ tự kỷ Mới sinh đến 6 tháng tuổi: • Dễ nổi giận, dễ trầm cảm. • Không với lấy đồ vật khi đưa trước mặt trẻ. • Không có những âm thanh bi bô. • Thiếu nụ cười giao tiếp. • Thiếu giao tiếp bằng mắt. • Không có phản ứng khi được kích thích. • Phát triển vận động có thể bình thường Từ 6 – 24 tháng • Không thích âu yếm, cơ thể có thể mềm yếu hay cứng nhắc khi được ôm. • Không thân thiện với cha mẹ. • Gọi tên hầu như không đáp lại. • Không chơi các trò chơi xã hội đơn giản • Chưa có dấu hiệu ngôn ngữ. • Dường như không quan tâm đến các đồ chơi của trẻ em. • Thích nhìn ngắm các bàn tay của mình. • Không nhai hoặc không chấp nhận những thức ăn cứng. • Thích đi kiễng chân – đi bằng 5 đầu ngón chân. • Thường phát ra các âm thanh vô nghĩa. Dấu hiệu trẻ tự kỷ Từ 2 đến 3 tuổi • Thích chơi một mình. • Không nói được từ có 2 tiếng trở lên • Thích xem sách, tạp chí, các nhãn mác và logo quảng cáo. • Coi người khác như một công cụ • Chưa biết dùng ngón trỏ để chỉ điều trẻ muốn. • Sử dụng đồ chơi không thích hợp. • Không có nỗi sợ giống trẻ BT • Không hợp tác với sự chỉ dẫn, dạy bảo của người lớn. • Không biết gật đầu đồng ý và lắc đầu không đồng ý. • Tránh giao tiếp bằng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.