TAILIEUCHUNG - Những vấn đề nổi bật của kinh tế Trung Quốc sau Đại hội XVIII

Bài viết gồm có những nội dung chính: So sánh những nội dung mới về phát triển kinh tế và mở cửa của Trung Quốc được nêu trong Báo cáo chính trị Đại hội XVIII so với Báo cáo chính trị Đại hội XVII, phương hướng phát triển kinh tế Trung Quốc sau Đại hội XVIII. Mời tham khảo. | BÀI NGHIÊN CỨU NC-29 Những vấn đề nổi bật của kinh tế Trung Quốc sau Đại hội XVIII Phạm Sỹ Thành © 2013 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Bài Nghiên cứu NC-29 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Những vấn đề nổi bật của kinh tế Trung Quốc sau Đại hội XVIII Phạm Sỹ Thành1 Quan điểm được trình bày trong bài nghiên cứu này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của VEPR 1 Tiến sỹ, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR). Email: Dẫn nhập Sau 10 năm dưới sự lãnh đạo của tập thể thế hệ lãnh đạo thứ 4 (thời Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào), Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu mới về kinh tế và chính trị. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII – Đại hội chuyển giao quyền lực cho thế hệ lãnh đạo thứ 5 (thời Tổng Bí thư Tập Cận Bình) – diễn ra vào tháng 11/2012 trong bối cảnh Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đồng thời đang đứng trước áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Do ảnh hưởng của Trung Quốc đối với thế giới và khu vực ngày càng lớn, Đại hội XVIII thu hút không chỉ sự chú ý của người dân Trung Quốc mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới – đặc biệt là các quốc gia lân cận. Hộp. Những sự kiện nổi bật của thế hệ lãnh đạo Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo trong 10 năm qua Về chính trị và ngoại giao: Mặc dù bị phe diều hâu trong nước phê phán là nhu nhược, nhưng thái độ của Hồ Cẩm Đào đối với những vấn đề ngoại giao (như các vấn đề tranh chấp biển đảo với Nhật Bản tại chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư Đảo và với các nước ASEAN tại biển Đông vẫn tương đối kiềm chế tốt. Năm 1950, Mao Trạch Đông điều quân sang bán đảo Triều Tiên và giao chiến trực diện với Mỹ; năm 1979, Đặng Tiểu Bình xua quân sang tấn công Việt Nam tại vùng biên giới; năm 1996, Giang Trạch Dân thử tên lửa đạn đạo và diễn tập quân sự hướng thẳng về Đài Loan đều là những bằng chứng cho thấy sự cứng rắn về thái độ đối ngoại của các chính

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.