TAILIEUCHUNG - Báo Phụ nữ Tân văn và sự khởi xướng phong trào thơ mới đầu thế kỷ XX

Bài viết này nhìn lại lịch sử những đóng góp của báo Phụ nữ Tân văn trong việc khởi xướng phong trào thơ mới, góp phần đổi mới nền văn học Việt Nam ở những thập niên đầu thế kỷ XX. để nắm bắt các nội dung chi tiết. | TẠP CHÍ KHOA HOC XA HÔI SO 7 179 -20 1 3 49 BÁO PHỤ NỮ TÂN VAN VÀ SỰ KHỚI XƯỚNG PHONG TRÀO THƠ MỚI ĐẦU THẾ KỶ XX TÓM TẮT Thứ Năm ngày 10 3 1932 với bài viết Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ cùng với bài thơ Tình già của Phan Khôi báo Phụ nữ Tân văn đã trình làng một lối thơ phá luật khởi xướng cho phong trào Thơ Mới và được nhiều người gọi là cuộc cách mạng về thi ca . Tờ báo đã dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai trường phái thơ Mới và thơ Cũ. Tuy nhiên cuối cùng Thơ Mới đã khẳng định thắng lợi với sự xuất hiện của một loạt nhà thơ nổi tiếng tiêu biểu cho dòng thơ này. Bài viết nhìn lại lịch sử những đóng góp của báo Phụ nữ Tân văn trong việc khởi xướng phong trào Thơ Mới góp phần đổi mới nền văn học Việt Nam ở những thập niên đầu thế kỷ XX. 1. GIỚI THIỆU VỀ BÁO PHỤ NỮ TÂN VĂN Trước năm 1930 ở Việt Nam có rất ít báo Quốc ngữ dành riêng cho giới phụ nữ mặc dù lúc này tư tưởng canh tân đang dấy lên và vấn đề phụ nữ đã được bàn luận đến nhiều trong xã hội. Đến năm 1918 lần đầu tiên tại Nam Bộ và Việt Nam mới xuất hiện tờ báo dành riêng cho phụ nữ đó là tờ Nữ giới chung do bà Sương Nguyệt Anh làm chủ bút. Tuy nhiên tờ báo chỉ tồn tại được 5 tháng thì phải đình bản. Kể từ đó cho đến đầu năm 1929 khi báo Phụ nữ Tân Mai Thị Mỹ Vị. Nghiên cứu viên. Trung tâm Sử học Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. MAI THỊ MỸ VỊ văn ra đời tại Sài Gòn thì Việt Nam mới lại có một tờ báo riêng dành cho phụ nữ mở đầu cho một giai đoạn phát triển của dòng báo phụ nữ trong làng báo giới Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945. Báo Phụ nữ Tân văn do bà Nguyễn Đức Nhuận làm chủ nhiệm ra mắt tại Sài Gòn vào ngày 2 5 1929. Tờ báo này không chỉ bàn luận về các vấn đề của phụ nữ mà nhìn rộng hơn đã đề cập đến nhiều vấn đề thời sự chính trị kinh tế văn hóa xã hội của đất nước. Trong gần 6 năm tồn tại 1929-1935 Phụ nữ Tân văn đã đề xuất nhiều phong trào vận động nữ quyền và giải phóng phụ nữ khởi xướng phong trào Thơ Mới tổ chức nhiều hoạt động nhằm khuyếch trương các phong trào xã hội giúp

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.