TAILIEUCHUNG - Hương Cả Cọp

Bất cứ ai là dân ở quận Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre đều biết một địa danh nổi tiếng là Ba Châu, gồm ba làng Châu Bình, Châu Hòa và Châu Phú. Hai làng Châu Bình và Châu Hòa tiếp giáp với nhau và cũng nằm cạnh con sông Ba Lai. Câu chuyện Hương Cả Cọp hay còn có tên Ông Cả Cọp do bà ngoại của tôi kể cho nghe lúc còn nhỏ, cách đây lâu lắm nhưng tôi vẫn còn nhớ. | Hương Cả Cọp Bất cứ ai là dân ở quận Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre đều biết một địa danh nổi tiếng là Ba Châu gồm ba làng Châu Bình Châu Hòa và Châu Phú. Hai làng Châu Bình và Châu Hòa tiếp giáp với nhau và cũng nằm cạnh con sông Ba Lai. Câu chuyện Hương Cả Cọp hay còn có tên Ông Cả Cọp do bà ngoại của tôi kể cho nghe lúc còn nhỏ cách đây lâu lắm nhưng tôi vẫn còn nhớ. Đó là chuyện của một con cọp làm hương cả của làng Châu Bình. Chức hương cả là một chức vụ cao nhất trong làng thường do một người có địa vị thế lực và giàu nhất trong làng đảm nhiệm. Tuy nhiên làng Châu Bình lúc còn hoang sơ thì chức hương cả lại do con cọp đảm trách. Dĩ nhiên là dân làng đâu có chọn ông ba mươi làm hương cả nhưng vì một lý do đặc biệt cái bằng sắc mà triều đình Huế ban cho ông hương cả bị con cọp chận đường cướp lấy nên người ta coi nó như là hương cả và cái tên Hương Cả Cọp hay vắn tắt Cả Cọp thành hình. Nó là một trong nhiều huyền thoại của làng Châu Bình vào những năm sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi lập ra nhà Nguyễn. Số là trong những năm bị quân Tây Sơn rượt chạy thì Nguyễn Ánh lưu lạc về tận miệt Bến Tre rồi sau đó mới theo cửa Hàm Luông chạy ra Côn Sơn. Ở vùng Bến Tre có một thứ rau dại tên cải trời mà bà ngoại của tôi nói do một câu chuyện thương tâm xảy ra trong thời gian Nguyễn Ánh lưu vong. Trong nhóm người chạy loạn có một bà phi tên Nguyễn Thị Răm. Bà này sinh cho ông ta một người con trai tên hoàng tử Cải. Bị Tây Sơn rượt nả ông ta bỏ lại Bến Tre nhiều tướng tá và quân sĩ cũng như gia tiểu của mình mà chỉ mang được một số ít ra Côn Sơn. Tại Côn Đảo ông ta nghe thủ hạ thân tín nói bà Nguyễn Thị Râm có gian díu với một vị tướng của mình và sau đó sinh ra hoàng tử Cải. Có lẽ vì phẫn hận và tức giận nên ông ta ra lịnh thắt cổ hoàng tử Cải và hạ ngục bà Nguyễn Thị Răm. Bởi vậy vùng Bến Tre mới có câu ca dao sau Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu lời đắng cay. và cây cải trời là để tưởng nhớ tới vị hoàng tử bất hạnh bị chết oan. Trở lại chuyện cọp ở Châu Bình. Số binh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.