TAILIEUCHUNG - Một số quan điểm và giải pháp xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức trong bối cảnh hiện nay
Bài viết Một số quan điểm và giải pháp xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức trong bối cảnh hiện nay bao gồm những nội dung về quan điểm xây dựng hệ thống danh mục, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; một số giải pháp xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức trong bối cảnh hiện nay. | Một số quan điểm và giải pháp xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức trong bối cảnh hiện nay ThS. Trần Thị Thơi - Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ T rước khi có Luật Viên chức năm 2010, Hệ thống chức danh, tiêu chuẩn được xây dựng và ban hành đã lên đến 186 ngạch bao gồm cả ngạch công chức và ngạch viên chức thuộc 19 ngành, nghề đã góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng, quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức. Năm 2010, Luật Viên chức được Quốc hội thông qua, quy định cách hiểu thống nhất về viên chức và chức danh nghề nghiệp như sau: “Viên chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”; “Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp”. Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Ảnh: TL Tuy nhiên, từ khi có Luật Viên chức đến nay, việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức cho phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới, của quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế, quốc tế và phát triển đất nước chưa thực sự được đẩy mạnh. Việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những tiền đề để xây dựng, quản lý và phát triển đội ngũ viên chức, đồng thời là cơ sở khoa học cho việc xác định biên chế về số lượng, cơ cấu hạng cũng như trình độ chuyên môn làm cơ sở cho việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, đề bạt, đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của viên chức. Đây là cơ sở cho việc xác định vị trí việc làm và cũng là cơ hội giúp đơn vị sự nghiệp công lập rà soát lại tổ chức bộ máy, đội ngũ viên chức và xác định từng vị trí trong tổ chức gắn với việc thực
đang nạp các trang xem trước