TAILIEUCHUNG - Báo cáo "ứng dụng các chủng vi sinh vật để xử lý nước thải chế biến dứa "

ứng dụng các chủng vi sinh vật để xử lý nước thải chế biến dứa | TẠP CH1 KHOA HỌC VÃ CÔNG NGHỆ Tập 45 số 2 2007 Tr. 55-60 ỨNG DỤNG CÁC CHỦNG VI SINH VẬT ĐÉ xử LÍ NƯỚC THẢI CHÉ BIÉN DỨA NGUYÊN THỊ HOẢ TĂNG THỊ CHÍNH I. ĐẶT VÁN ĐÈ Trong qúa trình chế biến dứa đóng hộp đã thải ra một lượng rất lớn phể thải rắn và nước thải chúng cần phải được xử lí trước khi thải ra nếu không sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Nước thải của các quá trình chế biến dứa thường có hàm lượng chất hữu cơ rất cao như các loại đường axit hữu cơ và xenluloza. Có rất nhiều phương pháp để xử lí nước thải chế biến thực phẩm nhưng đối với loại nước thải này thì xử lí sinh học là hiệu quả hơn cả. Để xử lí nước thải của quá ưình chế biến rau quả các nhà khoa học Thái Lan đã sử dụng chủng nấm men Candidida utilis CBS1517 đồng hóa tốt các loại đường và axit hữu cơ két quả thu được sau 96 giờ xử lí trong điều kiện phòng thí nghiệm là COD giảm 89 9 và pH tăng từ 3 5 lên 8 5 5 . Nấm men được sử dụng trong giai đoạn đầu để xử lí nước thải giàu axit hữu cơ vì chúng đồng hoá rất tốt axit hữu cơ làm tăng pH của nước thải tạo điều kiện cho các vi sinh vật khác phát triển và làm sạch nước thải 4 . Trong quá trình nghiên cứu thành phần vi sinh vật của nước thải chế biến dứa ở công ty thực phẩm Đồng Giao chúng tôi đã tuyển chọn được 2 chủng vi khuẩn có khả năng phân huỷ mạnh xenluloza và 2 nấm men đồng hoá tốt các loại đường và axit hữu cơ. Dưới đây chúng tôi xin trình bày kết quả sử dụng các chủng vi sinh vật trên để xử lí nước thải chế biến dứa trortg điều kiện phòng thí nghiệm. II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu 1. Chủng giống vi sinh vật Chủng vi khuẩn X3 và X7 sinh enzim xenlulaza cao phân huỷ mạnh xenluloza được phân lập từ mẫu nước thâi chế biến dứa. Chủng nấm men H5 và H7 đồng hoá tốt các loại đường và axit hữu cơ được phận lập từ các mâu nước thải chế biến dứa. 2. Phương pháp nghiên cứu Phân tích các chỉ tiêu của nước thải COD pH tổng nitơ tổng photpho 3 . Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật trong nước 1 3 . Khả năng lắng của bông bùn sau 30 phút - SV30 2 . .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.