TAILIEUCHUNG - TIỂU LUẬN: Phật giáo là một nhu cầu tinh thần của người Việt Nam trong lịch sử

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận: phật giáo là một nhu cầu tinh thần của người việt nam trong lịch sử', luận văn - báo cáo, khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TIỂU LUẬN Phật giáo là một nhu cầu tinh thần của người Việt Nam trong lịch sử chương I Phật giáo một hiện tượng tôn giáo và triết học của dân tộc. Sự giao lưu giữa các quốc gia trong một khu vực đã phá vỡ cái thế riêng biệt của tâm lý tư tưởng trong từng dân tộc làm cho tâm lý và tư tưởng đó hoà vào cái chung của khu vực. Việt Nam cũng ở trong một quá trình như thế. Theo chân các nhà buôn nhà truyền giáo ấn Độ Phật giáo vào nước ta vào khoảng thế kỷ thứ I và thứ II sau công nguyên. Sau đó nối gót người ấn Độ các nhà Phật giáo Bắc tông vào. Rồi những người tìm đường sang Trung Quốc ấn Độ học Phật trở về cũng tiếp tục truyền bá Phật giáo. Bằng những con đường khác nhau đó Phật giáo một tôn giáo chung của nhiều nước Nam á và Đông Nam á lúc bấy giờ cũng tìm được chỗ đứng ở Việt Nam. Nhưng Phật giáo có nguồn gốc ở xã hội ấn Độ cổ đại vốn mang trong mình những đặc điểm của tư tưởng và tôn giáo của con người và xã hội của quá khứ và hiên tại ấn Độ lúc bấy giờ. Có những điều không phù hợp với con người và xã hội Việt Nam đương thời. Vì vậy để phát triển được ở Việt Nam Phật giáo phải trải qua một quá trình 1 Vào giai đoạn đầu của thời kỳ truyền bá Phật giáo vấp phải sự phản ứng của các tín ngưỡng cổ truyền của người Việt Nam của tục thờ phụng tổ tiên của lệ cúng bái thổ công và các thói quên thờ cúng thành hoàng. . Người Việt Nam mang các tín ngưỡng trên không khỏi ngỡ ngàng trước Phật giáo. Họ đã xa lánh thậm trí chê bai đả kích. 2 Vào thời kỳ sau của sự truyền bá lúc Phật giáo đã làm quen với dân tộc nó vẫn còn liên tục bị sự mổ xẻ của một số người. Người ta đã đặt nó trên bình diện chính trị - xã hội để khảo nghiệm và thấy rằng ở Phật giáo có những điều không thích hợp. Do đó nhiều người Việt Nam trong những thời kỳ khác nhau đã phê phán kỳ thị Phật giáo như Đàm Mĩ Mông thế kỷ XII Lê Quát Trương Hán Siêu thế kỷ XIV Bùi Huy Bích Phạm Nguyễn Du thế kỷ XVIII Phạm Quý Thích thế kỷ XIX . đều xem Phật giáo là điều có hại cho xã hội. Nhưng ở một phía khác trên phương diện tín

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.