TAILIEUCHUNG - Đề thi thử Đại học lần 1 môn Hóa năm 2009-2010 (Mã đề 125) - THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Tham khảo "Đề thi thử Đại học lần 1 môn Hóa năm 2009-2010 (Mã đề 125) - THPT Chuyên Lê Quý Đôn" cấu trúc gồm 50 câu hỏi với hình thức trắc nghiệm có thời gian làm bài trong vòng 90 phút. Ngoài ra đề thi thử này còn kèm theo gợi ý đán án, giúp các bạn dễ dàng tham khảo và kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Hãy thử sức mình với đề thi thử này nhé. | MÃ ĐỀ 125 SỞ GD-ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KHẢO SÁT ĐẠI HỌC LẦN THỨ NHẤT NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN HÓA HỌC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Trong bốn lựa chọn của mỗi câu dưới đây, chỉ duy nhất có một lựa chọn đúng. Hãy tô đen lựa chọn đúng đó trong phiếu trả lời. C©u 1 : Phản ứng nào dưới đây làm thay đổi cấu tạo của nhân thơm ? A. toluen + KMnO4 + H2SO4 (t0) B. benzen + Cl2 (as) C. stiren + Br2 (trong CCl4) D. cumen + Cl2 (as) C©u 2 : Hỗn hợp A gồm axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở và este no, đơn chức, mạch hở. Để phản ứng hết với m gam A cần 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Nếu đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp này thu được 0,6 mol CO2. Giá trị của m là A. 26,4 g B. 11,6 g C. 14,8 g D. 8,4 g C©u 3 : Hoà tan 17 gam hỗn hợp X gồm K và Na vào nước được dung dịch Y và 6,72 lít khí H2 (đktc). Để trung hoà một nửa dung dịch Y cần dung dịch hỗn hợp H2SO4 và HCl (tỉ lệ mol 1:3). Khối lượng muối khan thu được là A. 12,55 gam B. 14,97 gam C. 21,05 gam D. 20,65 gam C©u 4 : Thủy phân 0,2 mol mantozơ với hiệu suất 50% được hỗn hợp chất A. Cho A phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư được m gam kết tủa Ag. Giá trị của m là A. 32,4 gam B. 43,2 gam C. 86,4 gam D. 64,8 gam C©u 5 : Cho 5,4 gam Al vào dung dịch X chứa 0,15 mol HCl và 0,3 mol CuSO4, sau một thời gian được 1,68 lít khí H2(đktc), dung dịch Y, chất rắn Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NH3 thì có 7,8 gam kết tủa. Khối lượng Z là : A. 9,6 gam B. 7,5 gam C. 15 gam D. 7,05 gam C©u 6 : So sánh tính kim loại của 4 kim loại A, B, C, D. Biết rằng: (1) Chỉ có A và C tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng H2. (2) C đẩy được các kim loại A, B, D ra khỏi dung dịch muối ; (3) D + Bn+ Dn+ + B A. B < D < A < C B. A < C < B < D C. A < B < C < D D. B < D < C < A C©u 7 : Đun nóng hỗn hợp hai ancol mạch hở với H2SO4 đặc được hỗn hợp các ete. Lấy X là một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn thì ta có tỉ lệ: n X : n O2 : n CO2 : n H 2O 0,2 : 0,9 : 0,6 : 0,8 . Công thức cấu tạo của hai ancol là CH3OH và
đang nạp các trang xem trước