TAILIEUCHUNG - Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015

Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015 nghiên cứu thực trạng bảo tồn các loại hình văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer như các lễ hội dân gian, loại hình nghệ thuật, ngành nghề truyền thống dân tộc, những kết quả đạt được và hạn chế, khó khăn trong chính sách bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Khmer và đề ra các mục tiêu, giải pháp khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả thực hiện. | HVTH Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC - B67 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình cộng cư với người Kinh người Việt Chăm Hoa người Khmer đồng bằng sông Cửu Long nói chung và người Khmer An Giang nói riêng đã sớm hình thành một nền văn hóa phát triển tạo nên bản sắc văn hóa của tộc người mình góp phần làm đa dạng trong một thể thống nhất của bản sắc văn hóa Việt Nam. Chính sách của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số giúp họ sớm hòa nhập và sống hòa thuận với cộng đồng người Việt. Mặt khác vẫn tôn trọng những gì thuộc về truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Người Khmer An Giang sống tập trung chủ yếu ở 02 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn còn lại sống rải rác ở các huyện Châu Thành Châu Phú Thoại Sơn. Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong dân số toàn tỉnh nhưng đồng bào dân tộc Khmer có một nền văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đa dạng phong phú. Tuy nhiên do sống ở vùng núi sản xuất nông nghiệp là chính lại phụ thuộc vào thiên nhiên tập quán canh tác lạc hậu nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn trình độ dân trí thấp bị chi phối bởi tôn giáo các hoạt động văn hóa tín ngưỡng vừa chịu ảnh hưởng của đồng bào Kinh vừa chịu ảnh hưởng từ phía Campuchia tạo ra sự giao thoa độc đáo nhưng cũng rất phức tạp hụt hẩng và thiếu thốn. Do đó trong giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay làm sao để văn hóa dân tộc Khmer vừa hòa mình vào cái chung của nền văn hóa Việt Nam mà vẫn giữ được nét riêng đặc sắc của dân tộc mình. Từ những suy nghĩ trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu của mình là Thực trạng và giải pháp bảo tồn phát huy văn hóa vật thể phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang từ nay đến năm 2015 . 2. Giới hạn của đề tài Khảo sát thực trạng bảo tồn phát huy văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer An Giang chủ yếu ở 02 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn từ năm 2008 đến năm 2013 trên cơ sở đó tác giả đề ra một số kiến nghị và giải GVHD ThS Nguyễn Thuận Thảo 1 HVTH Dương Chấn Lâm Lớp TCLLCTHC - B67

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.