TAILIEUCHUNG - Bài giảng Chương 7: Giáo dục trẻ khiếm thị mầm non di chuyển một cách an toàn

Bài giảng Chương 7: Giáo dục trẻ khiếm thị mầm non di chuyển một cách an toàn bao gồm những nội dung về khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu của định hướng di chuyển; biện pháp dạy trẻ khiếm thị định hướng di chuyển. Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về những nội dung này. | Chương 7. Giáo dục trẻ khiếm thị mầm non di chuyển một cách an tòan . Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu của định hướng di chuyển . Biện pháp dạy trẻ khiếm thị định hướng di chuyển. 1. Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa của định hướng và di chuyển Định hướng là việc xác định vị trí trong môi trường gần nhất. Kĩ năng định hướng là việc thu thập và xử lí thông tin từ môi trường bằng giác quan, qua đó xác định vị trí cá nhân của mình giúp cho di chuyển - vận động đúng mục đích. Giáo dục định hướng, di chuyển, vận động nhằm giúp trẻ thích ứng với môi trường sống và tạo điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập ở trường phổ thông. Di chuyển - vận động là một khía cạnh của quá trình phát triển vận động. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học tập, lao động và thoả mãn nhu cầu xã hội Di chuyển - vận động đóng vai trò quan trọng và thiết yếu trong quá trình phát triển và hoạt động, thực hiện chức năng của mỗi cá nhân. Đi lại độc lập, an toàn và đúng mục đích trong môi trường có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với mỗi con người. Khả năng đi lại có ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của một con người. Đối với trẻ khiếm thị, định hướng, di chuyển - vận động càng đặc biệt quan trọng. Định hướng, di chuyển - vận động là một phần không thể thiếu của bất kì chương trình giáo dục và phục hồi chức năng nào. Định hướng, di chuyển -vận động còn có ý nghĩa đặc biệt là giúp trẻ khiếm thị đi lại độc lập, an toàn, đúng mục đích và duyên dáng, lịch sự. Suy giảm hoặc mất hẳn khả năng tri giác thị giác là một trở ngại rất lớn cho định hướng - di chuyển của người khiếm thị. Nhưng trở ngại đó không phải là không thể khắc phục. Trong đời sống thực hằng ngày, nhiều người khiếm thị qua rèn luyện đã đạt được khả năng di chuyển - định hướng không kém người sáng. Ví dụ: trong số 1226 người trên toàn thế giới chinh phục được đỉnh Everest trên dãy Hymalaya có 1 người khiếm thị. Vậy, nếu có những biện pháp rèn luyện phù hợp và kịp thời, trẻ khiếm thị hoàn toàn có thể vượt qua .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.