TAILIEUCHUNG - Giáo án Khoa học 4 bài 66: Chuổi thức ăn trong tự nhiên

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Khoa học 4 bài 66: Chuổi thức ăn trong tự nhiên để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Khoa học 4 bài 66: Chuổi thức ăn trong tự nhiên được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. | GIÁO ÁN KHOA HỌC 4 CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN 1. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ - Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên - Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn. 2. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 132, 133 – SGK - Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: TG HĐ của thầy HĐ của trò 5’ A. Kiểm tra bài cũ: Vẽ sơ đồ và giải thích mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật - GV nhận xét – cho điểm - 2 HS trả lời - HS nhận xét, bổ sung 30’ B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : Nêu MĐ - YC – ghi tên đầu bài 2. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh * Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc cả lớp - GV hướng dẫn, tìm hiểu hình 1 trang 132 - SGK + Thức ăn của bò là gì? + Giữa cỏ và bò có quan hệ gì? + Phân bò được phân hủy thành chất gì cung cấp cho cỏ? + Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì? + Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV chia nhóm, phát giấy, bút + Bước 3: Treo và trình bày sản phẩm - GV kết luận - HS suy nghĩ trả lời - cỏ - cỏ là thức ăn của bò - chất khoáng - Phân bò là thức ăn của cỏ - Các nhóm thảo luận vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ. - Nhóm trưởng điều hành các bạn lần lượt giảI thích sơ đồ trong nhóm - Đại diện các nhóm lên trình bày - Nhóm khác nhận xét và bổ sung Kết luận: Sơ đồ ( bằng chữ ) mối quan hệ giữa bò và cỏ. Phân bò - > cỏ - > bò - Chất khoáng do phân bò phân hủy ra là yếu tố vô sinh. - Cỏ và bò là yếu tố hữu sinh 3. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn * Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát chuỗi thức ăn ở hình 2 trang 133 - SGK - Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ? - Chỉ và nói mối quan hệ thức ăn trong sơ đồ đó. - GV theo dõi, giúp đỡ + Bước 2: Làm việc cả lớp - GV gọi HS trả lời những câu hỏi gợi ý ở trên - Giảng thêm : Trong sơ đồ chuỗi thức ăn ở H. 2 SGK : cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng ( chất vô cơ ). Nhứng chất khoáng này trở thành thức ăn của cỏ và các cây khác. - GV hỏi cả lớp - Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn? - Chuỗi thức ăn là gì? - GV nêu kết luận: + Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn. + Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết vứi nhau thành một chuỗi khép kín. - HS làm việc nhóm đôi - HS trả lời - HS suy nghĩ - HS phát biểu - HS khác nhận xét 1’ 4. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.