TAILIEUCHUNG - Bài giảng GDCD 6 bài 6: Biết ơn

Bộ sưu tập đã được tuyển chọn với những bài giảng: Biết ơn đặc sắc nhất, quý giáo viên tham khảo để học hỏi cách thức, kinh nghiệm soạn bài giảng khi giảng dạy. Bài giảng được thiết kế dựa trên chương trình học trong sách giáo khoa với nội dung chi tiết thì đây sẽ là nguồn tài liệu hay cho quý giáo viên tham khảo thêm và bổ sung kiến thức cho học sinh về sự biết ơn, biết thể hiện sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giao, các anh hùng, liệt bản thân bằng những việc làm cụ thể. Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn. | Bài 6: Biết ơn KIỂM TRA BÀI CŨ 2/ Hành vi thể hiện tính kỉ luật ? a. Đi xe đạp hàng ba, hàng bốn. b. Đi học đúng giờ. đơn xin nghỉ học. d. Thả diều dưới lòng đường. đ. Đọc truyện trong giờ học. TRUYỆN ĐỌC: Thư của một học sinh cũ. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: a/ Thế nào là sự biết ơn ? b/ Ý nghĩa của lòng biết ơn là gì ? 3. BÀI TẬP: 1. Truyện đọc: Thư của một học sinh cũ. câu chuyện, em thấy thầy Phan đã giúp đỡ Hồng như thế nào ? Hồng quen viết tay trái, thầy Phan thường xuyên sửa bằng cách cầm tay phải của Hồng để hướng dẫn Hồng viết. - Thầy khuyên Hồng :”Nét chữ là nết người.” b. Trước lời khuyên của thầy , Hồng đã làm gì ? -Ân hận vì làm trái lời thầy. -Quyết tâm thực hiện lời chỉ bảo của thầy Phan là viết tay phải. Vì: những ngày đầu tiên đi học, Hồng viết tay trái, thầy Phan đã cầm tay phải của Hồng để tập viết, chị vẫn nhớ và trân trọng. d. Chị Hồng đã có những việc làm và ý định gì để tỏ lòng biết ơn thầy Phan ? -Chị Hồng luôn nhớ kỉ niệm về thầy, nhớ lời thầy dạy, -Tìm được địa chỉ và viết thư thăm thầy. đ. Ý nghĩa và việc làm của chị Hồng nói lên điều gì ? Chị Hồng đã thể hiện lòng biết ơn thầy giáo – một truyền thống đạo đức của dân tộc ta “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. 2. Nội dung bài học: THẢO LUẬN NHÓM CÂU HỎI Nhóm 1: Chúng ta biết ơn những ai trong gia đình? Vì sao? Nhóm 2: Chúng ta phải biết ơn những ai trong nhà trường? Vì sao? Nhóm 3: Chúng ta phải biết ơn những ai ngoài xã hội? Vì sao? Thời gian: 5 phút. Gia đình: Tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Vì: những người sinh thành nuôi dưỡng ta. 2. Nhà trường: Thầy cô giáo, bạn bè. Vì: những thầy cô giáo đã dạy dỗ ta. ĐÁP ÁN a/ Thế nào là sự biết ơn? Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. 2. Nội dung bài học: Những việc làm nào của em đã thể hiện lòng biết ơn ? -Tặng hoa cho mẹ ngày 8/3. -Thăm thầy cô giáo ngày 20/11. -Thắp hương, đặt vòng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ. - Giúp đỡ những người thương binh liệt sĩ, gia đình có khó khăn. ĐÁP ÁN b/ Ý nghĩa của lòng biết ơn là gì? Lòng biết ơn là truyền thống quí báu của dân tộc ta. -Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. TỤC NGỮ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Uống nước nhớ nguồn. Những việc làm không thể hiện sự biết ơn? Có thái độ thờ ơ, lạnh nhạt trước những người đã giúp đỡ mình, không thắp hương cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ; không giúp đỡ thương bệnh binh; không nhớ ơn thầy cô giáo đã dạy mình,. -Thăm hỏi, chăm sóc, động viên, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ; chăm ngoan học giỏi; vâng lời thầy cô giáo dạy. -Tôn trọng những người có công đối với đất nước, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. -Phê phán những người có thái độ, hành vi vô ơn, thờ ơ, bạc bẽo,. 3. Bài tập: a/ Đói cho sạch, rách cho thơm. b/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. c/ Ân trả nghĩa đền. d/ Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đườn đi. HỌC Ở NHÀ 1. Về nhà học thuộc nội dung bài. 2. Làm các bài tập trong sách giáo khoa. 3. Xem trước bài 7 và trả lời các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.