TAILIEUCHUNG - Cộng đồng kinh tế ASEAN: cơ hội và thách thức cho thị trường tài chính Việt Nam

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN (AC). Mục tiêu của AEC là tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư và tự do lưu chuyển vốn tiến tới hội nhập thị trường tài chính. Cuối năm 2015, AEC ra đời sẽ tác động trực tiếp đến thị trường tài chính (TTTC) của các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích những cơ hội và thách thức của thị trường tài chính Việt Nam và một số giải pháp phát triển TTTC Việt Nam trong bối cảnh AEC. | CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Cộng đông kinh tê ASEAN cơ hội và thách thức cho thị trường tài chính Việt Nam Nguyễn Thị Tuyêt Tóm tắt Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN AC . Mục tiêu của AEC là tự do hóa thương mại tự do hóa đầu tư và tự do lưu chuyển vốn tiến tới hội nhập thị trường tài chính. Cuối năm 2015 AEC ra đời sẽ tác động trực tiếp đến thị trường tài chính TTTC của các nước thành viên trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích những cơ hội và thách thức của thị trường tài chính Việt Nam và một số giải pháp phát triển TTTC Việt Nam trong bối cảnh AEC. Từ khóa Cộng đồng kinh tế ASEAN cơ hội thách thức thị trường tài chính. 1. Cộng đông kinh tê ASEAN AEC được xây dựng theo mô hình liên kết kinh tế khu vực. AEC ra đời là nỗ lực hợp tác của 10 quốc gia thành viên ASEAN nhằm tăng cường nội lực của các quốc gia ASEAN bằng sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên về sản xuất thương mại đầu tư tạo lập một thị trường chung có quy mô 600 triệu người nâng cao hiệu quả hội nhập khu vực và trên thế giới. Các biện pháp thực hiện AEC gồm hai nhóm các biện pháp ưu tiên cho năm 2015 và các biện pháp từ sau năm 2015. Nhóm thứ nhất bao gồm cắt giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan tạo thuận lợi thương mại tự do hóa dịch vụ và cải cách trong nước tự do hóa và thuận lợi hóa đầu tư tạo thuận lợi trong giao thông vận tải phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy Sáng kiến Hội nhập ASEAN và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP . Đây là những nội dung quan trọng những vấn đề nền tảng quyết định sự hình thành AEC. Nhóm thứ hai bao gồm hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm phát triển thị trường vốn và hội nhập thị trường tài chính thực hiện các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về một số loại dịch vụ và lưu chuyển lao động có tay nghề các chính sách cạnh tranh phát triển công nghệ thông tin năng lượng nông nghiệp và các vấn đề khác. Tính đến thời điểm hiện tại các quốc gia thành viên AEC đã và đang từng bước hoàn thiện công .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.