TAILIEUCHUNG - Phụ nữ tham gia lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay việc giải phóng phụ nữ, tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào đời sống chính trị đã và đang trở thành những vấn đề cấp thiết ở Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, vị thế của phụ nữ Việt Nam trong nền chính trị hiện đại vẫn còn hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, ảnh hưởng tới cam kết của Chính phủ Việt Nam với các tổ chức quốc tế về thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Bài viết tập trung phân tích vấn đề phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam. | Phụ nữ tham gia lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay Trần Thị Chiên Tóm tắt Hiện nay việc giải phóng phụ nữ tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào đời sống chính trị đã và đang trở thành những vấn đề cấp thiết ở Việt Nam và thế giới. Trong những năm qua Đảng Nhà nước ta luôn luôn quan tâm tạo mọi điều kiện để phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý đất nước quản lý xã hội. Tuy nhiên vị thế của phụ nữ Việt Nam trong nền chính trị hiện đại vẫn còn hạn chế nhất định ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực của đất nước ảnh hưởng tới cam kết của Chính phủ Việt Nam với các tổ chức quốc tế về thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Bài viết tập trung phân tích vấn đề phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý ở Việt Nam. Từ khóa Phụ nữ tham chính lãnh đạo quản lý xã hội. 1. Khung pháp lý về phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý Việt Nam đã thể hiện cam kết thúc đẩy sự tham gia và đại diện của phụ nữ thông qua phê chuẩn các Công ước quốc tế quan trọng bao gồm Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ CEDAW 1 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa Công ước về các quyền chính trị và dân sự Việt Nam cũng phê chuẩn Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh 1995 và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ MDG của Liên Hợp Quốc và cam kết đảm bảo tham gia của phụ nữ trong chính trị quyền bỏ phiếu quyền ứng cử quyền xây dựng và thực hiện các chính sách tham gia vào các tổ chức xã hội và hiệp hội trong đời sống chính trị và cộng đồng của đất nước một cách bình đẳng với nam giới như là một quyền được chính phủ hỗ trợ thông qua các can thiệp. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào bộ máy lãnh đạo các cấp và đảm bảo quyền tham chính của phụ nữ là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam là văn bản pháp lý cao nhất thể hiện nguyên tắc chung về quyền bình đẳng nam nữ. Xét trên lĩnh vực chính trị Điều 28 Hiến pháp 2013 có ghi Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.