TAILIEUCHUNG - Ebook Bách khoa thư Hà Nội (Tập 13): Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách "Bách khoa thư Hà Nội - Tập 13: Thông tin xuất bản", phần 2 cung cấp cho người đọc các kiến thức phần "In ấn, xuất bản, phát hành sách, thư viện" bao gồm: Nghề in xưa và nay, xuất bản, phát hành sách, thư viện, danh mục báo chí xuất bản tại Hà Nội. . | PHẦN II IN - XUẤT BẢN - PHÁT HÀNH SÁCH - THƯ VIỆN CHƯONG I NGHÊ IN XƯA VÀ NAY I. NGHỀ IN MỘC BẢN THÔI cổ VÀ SÁCH HÁN - NÔM Nói đến xuất bản là phải nói đến nghể làm giấy và nghề in. Theo sử sách còn ghi chép lại cho biết thì từ khi nước ta bị nhà Đường Trung Quốc thế kỉ VIII đô hộ nghê giấy Lĩnh Nam đã nổi tiếng với loại giấy mật hương và giấy trắc lí. Giấy mật hương làm bằng vỏ và lá cây trầm hương màu trắng có vân hoa mắt cá bền dai ẩm không mục lại có mùi thơm. Năm 284 nhà buôn La Mã đến đất nước ta đã mua ba vạn tò giấy này để dâng vua Tấn Võ Đế. Giây trắc lí làm bằng rong biển. Những nguyên liệu này khá đắt tiền nên sau đó ngưòi ta đã biết tìm những loại vỏ cây khác để tạo bột giấy như vỏ cây niết vỏ cây dó. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi vào thế kỉ XV ỏ phưòng Yên Thái của Thăng Long nghể làm các loại giấy đã có nền nếp rồi. Lại có làng Giây ỏ ven Sông Tô về phía cầu Tây Dương bốc qua sông làng Nghè làm giấy sắc cho triều đình nay thuộc quận Cầu Giấy - Hà Nội . Giấy đã trỏ thành vật phẩm quý đem cống tiến các chúa tể phương Bắc những khi nước nhà lâm vào thế cá lớn nuốt cá bé . Còn nghề in ít ra cũng đã xuất hiện từ thế kỉ XI-XII. Theo Thiền Uyển tập anh chuyện các vị cao tăng thời nước ta thuộc nhà Đường đến đời Trần tổ tiên mấy đời trước của nhà sư Tín Học mất năm 1190 đã làm nghề khắc ván in và in kinh cho các chùa. Trong cuốn Thiền Tông chỉ nam của Trần Thái Tông 1218-1277 ở lời tựa do chính ông viết cho hay sau khi sách viết xong sẽ được in ngay đồng thời cho mời quốc sư Trúc Lâm đại sa môn Phù Vân về kinh trông nom việc in kinh Phật. Năm 1295 nhà Trần cho in kinh Đại Tạng bộ kinh lớn gồm 2565 quyển và năm 1299 lại cho in cuốn Phật giáo pháp sự đạo tràng công văn cách thức để ban hành cho chùa chiền khắp trong nước. Như vậy cũng như một số nước phương Đông nghề in trước hết là để phục vụ Phật giáo. Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục có trích một câu trong lời tựa cuôn Trích diễm thì tập do Hoàng Đức Lương biên soạn như sau Sách vở về đời Lý Trần phần .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.