TAILIEUCHUNG - Giáo trình Thị trường kỳ hạn

Giáo trình gồm các nội dung chính: Khái niệm thị trường kỳ hạn và giao sau, sự hình thành và phát triển thị trường kỳ hạn và giao sau, cấu trúc thị trường kỳ hạn và giao sau, cơ chế giao dịch giao sau, các loại chi phí giao dịch,. chi tiết nội dung giáo trình. | Bởi vì hợp đồng kỳ hạn không có các điều khoản và điều kiện chuẩn như hợp đồng giao sau nên chúng không có các cơ chế giao dịch bù trừ như trong cách mà chúng ta đã tiến hành trên hợp đồng giao sau. Nếu một định chế tài chính muốn mua một hợp đồng kỳ hạn, họ bị buộc phải mua hàng hóa vào một ngày trong tương lai. Mặc dù vậy, đinh chế tài chính này cũng có thể bán một hợp đồng kỳ hạn mới vào đúng ngày hôm đó. Dĩ nhiên là giá cả có thể thay đổi và làm cho định chế lời hoặc lỗ. Về cơ bản, đây là một dạng thanh toán bù trừ, nhưng tính thanh khoản của thị trường kỳ hạn kém hơn thị trường giao sau vì không dễ gì tìm được một đối tác thích hợp với những gì mà người bù trừ vị thế mong muốn. Ngoài ra, giao dịch mới cũng tạo nên một dạng rủi ro tín dụng. Trong hầu hết các hợp đồng kỳ hạn có tính thanh khoản cao như ngũ cốc, trái phiếu Kho bạc, Eurodollar, và S&P 500, việc bù trừ hoàn toàn đơn giản và không chịu rủi ro đáng kể. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, một hợp đồng kỳ hạn có thể được bù trừ bằng cách tham gia vào một giao dịch ở vị thế ngược lại, với đối tác lúc đầu. Bằng thỏa thuận tương hỗ như thế, bạn có thể kết thúc cả hai hợp đồng và loại trừ được rủi ro tín dụng. Khi một hợp đồng kỳ hạn được ký kết, người ta thường mong muốn nắm giữ chúng cho đến ngày đáo hạn và thực hiện giao hàng. Tuy nhiên, một vài hợp đồng buộc phải thanh toán bằng tiền mặt. Như vậy, một hợp đồng kỳ hạn đến hạn giống như một hợp đồng giao sau đến hạn.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.