TAILIEUCHUNG - Quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong Hiến pháp năm 1958 của Pháp và vận dụng ở Việt Nam

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhất là hiện nay khi cơ cấu nhân sự bộ máy nhà nước đã được Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII thông qua. Để bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, vấn đề cơ bản là giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ. Học hỏi kinh nghiệm các nước. | Quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong Hiến pháp năm 1958 của Pháp và vận dụng ở Việt Nam Hoàn thiện hệ thống pháp luật đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhất là hiện nay khi cơ cấu nhân sự bộ máy nhà nước đã được Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII thông qua. Để bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả vấn đề cơ bản là giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước đặc biệt là quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ. Học hỏi kinh nghiệm các nước tiên tiến từ đó vận dụng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh Việt Nam là một yêu cầu cần thiết. Bài viết trình bày mối quan hệ pháp lý giữa Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp qua đó đưa ra một số ý kiến về việc vận dụng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1. Mối quan hệ trong hoạt động lập pháp Hiến pháp 1958 của Pháp ra đời ngày 4 10 1958 thay thế Hiến pháp 1946 nhằm phân định rõ ba quyền lập pháp hành pháp tư pháp thiết lập một Quốc hội do dân bầu nhưng bị hạn chế quyền lực nâng cao vị thế của Chính phủ xây dựng chế định nguyên thủ quốc gia là hiện thân của quyền hành pháp để điều khiển mọi hoạt động của Chính phủ. Một trong những mục tiêu của các nhà soạn thảo Hiến pháp 1958 là gia tăng quyền hành pháp trong mối tương quan với quyền lập pháp1. Với tư tưởng đó mặc dù vẫn khẳng định trung thành với Tuyên ngôn Nhân quyền 1789 và Hiến pháp năm 1946 nhưng Hiến pháp 1958 có nhiều cải cách trong mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ. Hiến pháp 1958 dành riêng một chương chương 5 với 18 điều để ghi nhận mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trên ba lĩnh vực cơ bản lập pháp giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Đây là những lĩnh vực quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải giải quyết. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ Pháp trong hoạt động lập pháp được thể hiện chủ yếu thông qua hai vấn đề chính đối tượng điều chỉnh của quyền lập pháp và quy trình lập pháp. Đối tượng điều chỉnh của quyền lập pháp và quyền hành pháp được Hiến pháp

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.