TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khoa học " Nghịch lý giống cây rừng "

Với những cố gắng lớn lao về chọn giống và các biện pháp thâm canh mà năng suất rừng trồng đã tăng lên vượt bực, nhất là đối với bạch đàn (Eucalyptus) ở nhiều nước trên thế giới trong những năm vừa qua. Qua các số liệu tổng kết của Braxin thì có thể thấy năng suất tiềm năng của các rừng trồng bạch đàn đã tăng trên 5% mỗi năm qua một chu kỳ dài 30 năm ở nước này. Vào năm 1991, Campinhos đã phác thảo những bước tăng năng suất rừng trồng bạch đàn ở Braxin. | Nghịch lý giống cây rừng Nguyễn Hoàng Nghĩa Viện Khoa học Lâm nghiệp VN I. Mở đầu. Với những cố gắng lớn lao về chọn giống và các biện pháp thâm canh mà năng suất rừng trồng đã tăng lên vượt bực nhất là đối với bạch đàn Eucalyptus ở nhiều nước trên thế giới trong những năm vừa qua. Qua các số liệu tổng kết của Braxin thì có thể thấy năng suất tiềm năng của các rừng trồng bạch đàn đã tăng trên 5 mỗi năm qua một chu kỳ dài 30 năm ở nước này. Vào năm 1991 Campinhos đã phác thảo những bước tăng năng suất rừng trồng bạch đàn ở Braxin trong suốt 30 năm như sau 1960 - 1965 Hạt chất lượng di truyền thấp năng suất chỉ đạt 13 m3 ha năm. 1966 - 1970 Hạt chất lượng di truyền thấp có sử dụng phân bón 17 m3 ha năm. 1971 - 1975 Hạt thuần khiết di truyền chưa cải thiện bón phân 22 m3 ha năm. 1976 - 1980 Hạt từ rừng giống được chọn lọc có bón phân 35 m3 ha năm. 1981 - 1985 Hạt được cải thiện và nhân giống bằng hom 45 m3 ha năm. 1986 - 1990 Tiếp tục chọn lọc và nhân giống bằng hom 60 m3 ha năm. Như vậy lợi ích của cải thiện giống bao gồm chọn giống và thâm canh là rất rõ ràng và đáng được đầu tư mặc dầu thế công tác chọn giống cây rừng cũng chứa trong nó vô số nghịch lý và những điều rắc rối. II. Những nghịch lý cơ bản. 1. Nghịch lý thứ nhất Muốn có giống tốt nhưng không muốn đầu tư nghiên cứu. Điều dễ nhận thấy là trong nhiều năm qua rừng trồng của ta năng suất thường thấp chưa biết kết hợp việc chọn loài theo lập địa và chọn lập địa theo mục tiêu gây trồng thiếu thông tin về kết quả nghiên cứu từ các nước và các vùng khác nhau. Trong giá thành trồng rừng nói chung chi phí cho giống chỉ chiếm một phần rất khiêm tốn đôi khi chỉ là 5 - 10 hoặc thấp hơn. Giống tốt có giá cả cao hơn song giá trị của nó là không thể phủ nhận và giống tốt cũng đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với phát triển rừng trồng. Thế nhưng trong thời gian vừa qua nhiều cơ sở không quan tâm đến giống tốt mà chỉ quan tâm đến giống giá rẻ giống không rõ nguồn gốc nên trồng thành cây mà không thành rừng đầu tư cho .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.