TAILIEUCHUNG - Giáo trình Động vật không xương sống

Đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh là nhóm động vật có khoảng loài đang sống và loài hóa thạch, có chung các đặc điểm sau: Cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng là những cơ thể độc lập nên các phần của cơ thể phân hóa phức tạp thành các cơ quan tử (organelle) | ĩgHgũgHgỊatgOãKgĩẼHgSãiígũgit ĩ igigirgnpi rigitgũEĩígĩigìí n ií n ií ĩpipn ií ĩpir n ií n irgíìpií íĩpií ĩPir i Ira II Fj Giáo trình Động vật không xương sống 8 Chương 1. Phân giới Động vật Nguyên sinh Protozoa I. Đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh Là nhóm động vật có khoảng loài đang sống và loài hóa thạch có chung các đặc điểm sau. 1 Cơ thể chỉ có một tế bào nhưng là những cơ thể độc lập nên các phần của cơ thể phân hóa phức tạp thành các cơ quan tử organelle để thực hiện các chức phận khác nhau. Cũng có các nhóm cấu tạo gồm nhiều cá thể tập đoàn có mối liên hệ nhiều hay ít. Hầu hết có kích thước hiển vi tuy nhiên một số nhóm có thể nhìn thấy bằng mắt thường Nhỏ nhất chỉ dài từ 2 - 4um như họ Pyroplasmidae kích thước trung bình là 50 - 150um một số động vật nguyên sinh có kích thước lớn từ vài mm đến vài cm như trùng lông bơi Bursalia dài 1 5mm trùng hai đoạn Porospora gigantea dài khoảng 1cm một số trùng có lỗ có đường kính vỏ đạt tới 5 - 6cm. 2 Tế bào của động vật nguyên sinh gồm có tế bào chất và nhân. Tế bào chất có một đặc tính rất cơ bản là luôn luôn biến đổi từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sol gel . Thường tế bào chất được chia thành 2 lớp Lớp ngoài quánh và đồng nhất gọi là ngoại chất lớp trong lỏng hơn dạng hạt gọi là nội chất . Nội chất chứa nhiều cơ quan tử trong đó quan trọng nhất là nhân tế bào. Nhân tế bào có cấu tạo và thành phần cơ bản giống với nhân của động vật bậc cao. Kích thước lượng dịch nhân hình dạng và cách sắp xếp của nhân thay đổi tùy nhóm hình . Hình Nhân của động vật nguyên sinh theo Borrer A - F. Nhân của Trùng có tơ Ciliata với nhân nhỏ và nhân lớn A. Stentor B. Opalina C. Paramecium D. Vorticella E. Spirostomium F. Fphelota G - H. Kiểu nhân túi G. Endamoeba H. Entamoeba I. Endolimax J. Túi nhân 3 Ngoại chất thường hình thành phía ngoài một màng mỏng gọi là màng phim pellicula là một phần chất sống của cơ thể động vật nguyên sinh. Ở một số động vật nguyên sinh ngoại chất tiết ra trên bề mặt cơ thể

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.