TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÂY THÔNG ĐỎ LÁ DÀI (TAXUS WALLICHIANA ZUCC.) TẠI LÂM ĐỒNG "

Ở Việt Nam có 2 loài thông đỏ là Thông đỏ lá ngắn (Taxus chinensis (Pilg.) Rehd.) ở miền Bắc và Thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana Zucc.) chỉ phân bố hạn hẹp quanh các huyện của thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng [1], [2], [3]. Các nghiên cứu ban đầu về hàm lượng các hợp chất chính trong lá cho thấy loài Thông đỏ lá dài mọc ở Lâm Đồng có giá trị cao hơn nhiều so với loài Thông đỏ lá ngắn [6], [7]. Số lượng cá thể thông đỏ mọc tự nhiên ở Lâm. | NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÂY THÔNG ĐỎ LÁ DÀI TAXUS WALLICHIANA ZUcC. TẠI LÂM ĐỒNG Vương Chí Hùng Công ty CP Y dược phẩm VIMEDIMEX Nguyễn Hoàng Nghĩa Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU Ở Việt Nam có 2 loài thông đỏ là Thông đỏ lá ngắn Taxus chinensis Pilg. Rehd. ở miền Bắc và Thông đỏ lá dài Taxus wallichiana Zucc. chỉ phân bố hạn hẹp quanh các huyện của thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng 1 2 3 . Các nghiên cứu ban đầu về hàm lượng các hợp chất chính trong lá cho thấy loài Thông đỏ lá dài mọc ở Lâm Đồng có giá trị cao hơn nhiều so với loài Thông đỏ lá ngắn 6 7 . Số lượng cá thể thông đỏ mọc tự nhiên ở Lâm Đồng ngày một giảm có nguy cơ tuyệt chủng và đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam 2 . Hiện nay nước ta và nhiều nước có nền y học phát triển đang có nhu cầu rất lớn về nguyên liệu thông đỏ. Để đáp ứng cho nhu cầu đó đòi hỏi cần phải có các nghiên cứu tìm hiểu về điều kiện tự nhiên đặc điểm lâm học làm cơ sở cho việc xây dựng vùng trồng thông đỏ nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc trị ung thư. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu một số điều kiện tự nhiên nơi phân bố thông đỏ lá dài hàm lượng hoạt chất của thông đỏ tại các vùng phân bố đặc điểm sinh trưởng và tái sinh của quần thể Thông đỏ lá dài tại Lâm Đồng. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp qua các công trình nghiên cứu trước đó và lấy thông tin từ thợ rừng. Phương pháp điều tra rừng theo tuyến và ô tiêu chuẩn Thái Văn Trừng 1999 . Đánh giá tái sinh tự nhiên theo Khan et al. 1987 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên và phân bố của cây Thông đỏ lá dài 1 Thông đỏ lá dài phân bố ở các huyện Đức Trọng Lạc Đương Đơn Dương và Tp. Đà Lạt Lâm Đồng ở độ cao từ 1298 đến 1770 m độ dốc 10-450 ở vĩ độ Bắc từ 110 47 48 4 đến 12002 50 8 và kinh độ Đông từ 108025 30 7 đến 108039 53 4 . Mọc ở trạng thái rừng hỗn giao lá rộng và lá kim trên đất bazan nâu đỏ đến vàng đỏ có pH từ 4 08 đến 4 56 ở địa hình lưng chừng của sườn núi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.