TAILIEUCHUNG - CHÂM CỨU HỌC - NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP HUYỆT

Về Kinh a - Có thể chỉ dùng 1 kinh và phối hợp của kinh đó theo nguyên tắc lấy huyệt tại chỗ (chủ yếu) với huyệt ở gần hoặc xa (theo lý luận biện chứng hoặc theo nguyên tắc “Tuần Kinh Thủ Huyệt”. Thí dụ: Mũi nghẹt Chọn huyệt ở kinh Đại trường (theo nguyên tắc “Kinh lạc sở qua chủ trị sở cập”, dùng huyệt Nghênh Hương [] (cục bộ) và Hợp Cốc [] (ở xa). Ghi chú: Huyệt ở xa, có thể chọn huyệt Nguyên hoặc huyệt Hợp vì ở 2 huyệt này thường qui tụ. | CHÂM CỨU HỌC NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP HUYỆT 1- Về Kinh a - Có thể chỉ dùng 1 kinh và phối hợp của kinh đó theo nguyên tắc lấy huyệt tại chỗ chủ yếu với huyệt ở gần hoặc xa theo lý luận biện chứng hoặc theo nguyên tắc Tuần Kinh Thủ Huyệt . Thí dụ Mũi nghẹt Chọn huyệt ở kinh Đại trường theo nguyên tắc Kinh lạc sở qua chủ trị sở cập dùng huyệt Nghênh Hương cục bộ và Hợp Cốc ở xa . Ghi chú Huyệt ở xa có thể chọn huyệt Nguyên hoặc huyệt Hợp vì ở 2 huyệt này thường qui tụ khí mạnh nhất của đường kinh đó. b- Dùng nhiều kinh nhưng trừ trường hợp đặc biệt thường không quá 3 kinh. Thí dụ Thần kinh toạ đau. Có thể dùng huyệt của 2 đường kinh Đởm và Bàng quang là đu như huyệt Hoàn Khiêu Đởm Côn Lôn Bàng quang . - Đầu đau có thể chọn Bá Hội mạch Đốc Phong Trì Đởm Đầu Duy Vị . Tuy nhiên cần dùng lý luận biện chứng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì việc chọn huyệt và điều trị mới có kết quả. 2- về Huyệt a- Phối Huyệt Ở Gần Và Xa -Có thể phối hợp các huyệt tại chỗ cục bộ hoặc gần chỗ bệnh với các huyệt ở xa theo mối tương quan kinh lạc hoặc liên hệ với nhau. Vì kinh lạc có tác dụng vận hành khí huyết kinh lạc thông thì bệnh sẽ giảm. Đồng thời kinh lạc vận hành khí huyết có xu hướng chuyển kinh khí đến vùng đang bị bệnh do đó sau khi dùng phương pháp phối huyệt này tác dụng của điều trị càng mạnh hơn. Ở tại chỗ thường phối hợp huyệt của kinh chính với một số huyệt của các kinh khác liên hệ đến vùng bệnh. Thí dụ Bướu cổ Có thể chọn huyệt ở mạch Nhâm Thiên Đột Liêm Tuyền và Vị kinh Thu y Đột Nhân Nghênh . - Đối với các nội tạng ở thân mình phối hợp thêm các huyệt chẩn đoán Mộ hoặc Bối du huyệt. Tuy nhiên có thể theo nguyên tắc sau Bệnh ở tay chân và vùng đầu chọn huyệt ở gần là chính huyệt ở xa là phụ. Vì bệnh ở tay chân thường ở chỗ cơ nhục gân mạc. Bệnh vùng ngực bụng đặc biệt là nội tạng chọn huyệt ở xa là chính huyệt ở gần là phụ. Dựa theo ý trong thiên Kinh Cân chọn huyệt cục bộ để giải trừ chứng trạng cục bộ làm thông sự trở trệ ở cục bộ. Thí dụ Khớp vai đau .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.