TAILIEUCHUNG - GIAO LƯU TIẾP XÚC MỸ THUẬT VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Thiếu nữ ngắm tranh-Sơn dầu 1938 của Tô Ngọc Vân .Việt Nam - Nhật Bản cùng trong khu vực, có nhiều điểm tương đồng truyền thống á Đông. Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình của hai nước đã có quan hệ từ những năm đầu thập kỷ bốn mươi của thế kỷ trước, với những cuộc gặp gỡ giao lưu tiếp xúc. Sự gặp nhau đều ở hướng phát triển trên trục chính: từ nền tảng truyền thống, tiếp thu thế giới sáng tạo và phát triển Mỹ thuật hiện đại, với bản sắc dân tộc. Từ 21-91973 Việt. | GIAO LƯU TIẾP XÚC MỸ THUẬT VIỆT NAM - NHẬT BẢN Thiếu nữ ngắm tranh-Sơn dầu 1938 của Tô Ngọc Vân Việt Nam - Nhật Bản cùng trong khu vực có nhiều điểm tương đồng truyền thống á Đông. Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình của hai nước đã có quan hệ từ những năm đầu thập kỷ bốn mươi của thế kỷ trước với những cuộc gặp gỡ giao lưu tiếp xúc. Sự gặp nhau đều ở hướng phát triển trên trục chính từ nền tảng truyền thống tiếp thu thế giới sáng tạo và phát triển Mỹ thuật hiện đại với bản sắc dân tộc. Từ 21-91973 Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lâp quan hệ ngoại giao hai nước sang năm 2008 là kỷ niệm tròn 35 năm 1973-2008 . Tháng 10 năm 2007 chúng tôi được bạn mời sang Nhật tham quan giao lưu tiếp xúc các Bảo tàng Mỹ thuật và trao đổi về Mỹ thuật Việt Nam - Nhật Bản. Nhân chuyến đi tốt đẹp và ý nghĩa này tôi ghi nhận đôi điều về giao lưu tiếp xúc quan hệ Mỹ thuật Việt - Nhật trong sự phát triển Mỹ thuật của hai nước. 1. Quan hệ giao lưu của các bậc thày trong lịch sử Ngay từ thời kỳ 1941-1945 ở Việt Nam văn hoá nghệ thuật Nhật Bản đã được truyền bá với nhiều hình thức trong đó có nghệ thuật tạo hình. Tháng 10 năm 1941 Hoạ sĩ Nhật Bản Foujita danh tiếng và các hoạ sĩ hiện đại Nhật Bản Aoyama Santa Hiraoka Kôno Kinohita Shimazaki Noma Suda Kumaoka Oguis Sato Togo Nakayama Miyamoto Nakanishi. đã tới Hà Nội. Họ mang tác phẩm sang làm Triển lãm Hội hoạ Nhật tại Hội quán Khai Trí Tiến Đức-Hà Nội . Hai danh hoạ Foujita Nhật Bản và Nguyễn Nam Sơn Việt Nam gặp nhau sau một thời gian ngót 20 năm cùng học ở trường Mỹ Thuật Quốc Gia Paris năm 1924 -1925 . Triển lãm của các hoạ sĩ Nhật Bản được dư luận rất quan tâm các báo chí ở Hà Nội bấy giờ nói đến nhiều và ca ngợi 1 . Triển lãm có những ấn tượng tốt từ hai phía về quan hệ Mỹ Thuật Việt-Nhật. Tuy triển lãm là của các hoạ sĩ nước ngoài nhưng lại có những điểm gặp nhau bởi cùng trong dải đất á Đông cũng từ truyền thống đi lên tiếp thu nghệ thuật thế giới đặc biệt là học tập mỹ thuật Âu Tây. Các hoạ sĩ Nhật cũng vẽ sơn nhựa lụa và khắc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.