TAILIEUCHUNG - Tiểu luận: Địa chí văn hóa xã An Bình
Theo nghĩa của từ thì “địa” là đất, vùng đất, địa phương; “chí” là ghi chép, khảo tả về vùng đất. Địa chí là công trình khoa học ghi chép, khảo tả, điều tra cơ bản theo một bút pháp riêng, cô đọng, khách quan, đúng sự thật về một vùng đất ở những nét tổng thể nhất, trong thời gian lịch sử nhất định, bằng bất cứ ngôn ngữ nào | Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, sưu tầm và gìn giữ, chúng ta đã có những di sản văn hóa phi vật thể được thế giới công nhận: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh và Ca trù. Trong đó, Ca trù đã được đưa vào loại hình văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Ðây là thành công đáng ghi nhận của giới nghiên cứu, của những nhà văn hóa, của những người sưu tầm và của các cơ quan chức năng trong việc gìn giữ bảo vệ các giá trị văn hóa của dân tộc. Dự kiến năm 2010 sẽ là năm công bố kết quả kiểm kê những di sản văn hóa phi vật thể hiện có để xác định và có kế hoạch tôn tạo, bảo vệ với sự hỗ trợ của Luật Di sản văn hóa có bổ sung sửa đổi năm 2009. Nếu thành công sẽ là một bước tiến quan trọng cho việc bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể, văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, di sản văn hóa phi vật thể là "di sản sống", bản thân vốn đã hết sức mong manh, chỉ có thể tồn tại và có giá trị khi có thể ảnh hưởng và tác động đối với đời sống văn hóa của cộng đồng, được mọi thành viên cộng đồng tiếp nhận, nuôi dưỡng và trở thành một bộ phận không thể tách rời của tài sản văn hóa. Có thể nói đến thời điểm hiện tại, nhiều di sản văn hóa phi vật thể của chúng ta đang đứng trước nguy cơ biến mất, vì thế việc đưa di sản văn hóa phi vật thể vào bảo quản trong các kho tư liệu, vào giảng dạy trong nhà trường, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng hay tại các bảo tàng, mới chỉ là những giải pháp hỗ trợ. Việc cần thiết và cơ bản chính là việc đưa những di sản văn hóa này trở lại với cộng đồng sinh hoạt văn hóa, bằng cách khơi dậy tình yêu, lòng tự hào đối với truyền thống của dân tộc trong mỗi người dân tới toàn cộng đồng. Bên cạnh đó, là chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức văn hóa, và hoạt động của các nhà văn hóa. Văn hóa là sức sống, là niềm tự hào, là sự trường tồn của dân tộc, trong đó có các giá trị tinh hoa của di sản, vì thế, mỗi người trong chúng ta đều phải có ý thức giữ gìn.
đang nạp các trang xem trước