TAILIEUCHUNG - Báo cáo khoa học: Mục đích của giáo dục ngoại ngữ trong quá trình hội nhập

về mặt chủ trương, chính sách, Nhà nước đã có đặt ra quyết tâm để thúc đẩy, đẩy mạnh, đột phá hơn nữa trong dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập ngày một sâu rộng hiện nay. Đây là một bước đi hoàn toàn phù hợp với tình hình mới hiện nay ở nước ta. Vì nhìn ra các trước trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta thấy các nền giáo dục Singapo, Malaisia, Indonesia, Thái Lan, Philipin đều chú trọng đến chính sách giáo dục là lấy đào tạo ngoại ngữ là. | Khoa học Giáo dục MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO DỤC NGOẠI NGỮ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẠI . BÙI HIÊN Trong sự nghiệp giáo dục ngoại ngữ GDNN vấn đề chất lượng và hiệu quả của việc dạy-học luôn luôn được các nhà quản lí và sư phạm đặt lên hàng đầu để tìm tỏi các biện pháp đảm bảo hữu hiệu nhất Thế nhưng cho tới nay vẫn chưa có được tiếng nói chung trong giới khoa học chưa đạt được sự nhất trí cao về các giải pháp cơ bản cần thiết nhất bởi lẽ quan đĩểm và phương pháp tiếp cận của các nhà khoa học của các trường phái giáo học pháp ngoại ngữ còn có nhiều điểm khác biệt nhau rất đáng kể đặc biệt là về mục đích yêu cầu GDNN. Bởi vậy những đề xuất quan niệm của chúng tôi cũng chỉ là một trong nhiều cách lí giải về một số vấn đề chung nhất mà chúng tôi đã từng thể nghiệm và đúc rút ra từ thực tiễn GDNN ở Việt Nam. Trước hết cần phân biệt ngoại ngữ với nội ngữ. Ngày nay mọi quốc gia trên thế giới đều đang dùng một vài ngôn ngữ của quốc gia khác làm công cụ để hỗ trợ cho các hoạt động giao lưu kinh tế chính trị ngoại giao. của mình với thê giới ở đây bất cứ ngoại ngữ nào dù có quan trọng đến đâu cũng không bao giờ có vị trí chức năng tương đương với tiếng quốc gia chính thức hay quốc ngữ của nước mình. Nó có thể được quy định bắt buộc phải dạy như một bộ môn văn hoá trong nhà trường nhưng nó không bao giờ được phép thay thế ngôn ngữ quốc gia chính thức đối với toàn dân. Còn một thứ ngôn ngữ ngoại lai nào đó đã được nội địa hoá để trở thành công cụ giao tiếp chung cho cả nưốc trước hết là tại công sở ở một số nưác như Ấn Độ Xin-ga-po thậm chí trở thành quốc ngữ như ở Ni-giê-ri-a hay An-gô-la do các yếu tố lịch sử dân tộc chính trị văn hoá xã hội quyết định. Đó chính là nội ngữ mà một số người vẫn tưởng nhầm là ngoại ngữ. Nếu phân biệt rõ như vậy chúng ta sẽ có cách nhìn nhận đánh giá không khác nhau lắm về chất lượng GDNN của Việt Nam so với các nước. Trên cơ sở quan niệm thống nhất ấy các nhà quản lí GD các nhà sư phạm ngoại ngữ cần quan tâm làm rõ những tác động và ảnh hưởng của các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.