TAILIEUCHUNG - QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP CỦA NGUYỄN TUÂN TRONG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) cả một đời văn đi tìm cái Đẹp. Nhưng khác với Thạch Lam, tâm hồn ông hướng về với những nét toàn thiện toàn mĩ, vượt lên khỏi giới hạn của cái bình thường, luôn nhìn nhận thế giới và con người ở phương diện thẩm mĩ – văn hoá. Vang bóng một thời như là một điểm xuất phát của quan điểm nghệ thuật mang dấu ấn cá tính con người tài hoa tài tử Nguyễn Tuân. . | Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục ID IDÌ Technology QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP CỦA NGUYỄN TUÂN TRONG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ Nguyễn Tuân 1910 - 1987 cả một đời văn đi tìm cái Đẹp. Nhưng khác với Thạch Lam tâm hồn ông hướng về với những nét toàn thiện toàn mĩ vượt lên khỏi giới hạn của cái bình thường luôn nhìn nhận thế giới và con người ở phương diện thẩm mĩ - văn hoá. Vang bóng một thời như là một điểm xuất phát của quan điểm nghệ thuật mang dấu ấn cá tính con người tài hoa tài tử Nguyễn Tuân. Mười một truyện ngắn dựng lên những chân dung đặc sắc khó quên của một thời quá vãng tiêu biểu cho khuynh hướng thoát li của Nguyễn Tuân trước cách mạng những thú chơi tao nhã những con người của quá khứ xa xăm thực ra là một cách cắt nghĩa cho tấm lòng của nhà văn vốn nặng tình cùng thời vàng son dĩ vãng. Nhưng ẩn chứa trong tập truyện là một tâm hồn dân tộc yêu tha thiết những giá trị đã trở thành truyền thống. Bên cạnh đó tác phẩm còn là nơi gửi gắm tâm sự yêu nước tâm trạng bất hoà của một người trí thức luôn cảm thấy bức bối trong khuôn đời chật hẹp. Cảm hứng đặc biệt mãnh liệt của Nguyễn Tuân gắn với những nhân vật đối lập với trật tự khuôn phép phong kiến thể hiện tập trung trong truyện ngắn Chữ người tử tù giúp ta hiểu sự chân thành sâu lắng của Nguyễn Tuân trong cái vỏ khác người kiêu bạc. Tác phẩm là câu chuyện xoay quanh nét chữ của Huấn Cao- người tử tù bất khuất. Xung quanh trục chính của câu chuyện là những nhân vật thầy thơ lại viên quản ngục và Huấn Cao. Họ vốn là kẻ thù với nhau trong cuộc sống nhưng lòng yêu cái Đẹp giúp họ tìm đến với nhau như những người bạn tâm giao. Cho đến tận thế kỉ XXI trên văn đàn vẫn còn những cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh Chữ người tử tù về nhân vật chính của tác phẩm Chữ hay là người tử tù Huấn Cao mới là cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm này của Nguyễn Tuân Điều đó cho thấy tính phức tạp đa nghĩa của tác phẩm. Chính vì vậy sức hấp dẫn của tác phẩm vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận tác phẩm này từ quan niệm nghệ thuật

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.