TAILIEUCHUNG - Tiếng Việt trong xây dựng thương hiệu Việt

Bánh, kẹo đầy những cái tên có vóc dáng ngoại như Scotti, Aloha, Alote hay Exkool, Cheery. Trong lĩnh vực điện tử gia dụng, sản phẩm nồi cơm điện, máy lạnh, bàn ủi. với những cái tên na ná Nhật, Đức rất nhiều. Đưa ra nhiều lý do để giải thích, một chuyên gia tham gia xây dựng thương hiệu Sanciaro cho rằng một trong những nguyên tắc khi xây dựng thương hiệu là dễ đọc, dễ nhớ, trong khi tiếng Việt có dấu rất khó thiết kế, khó đọc với người nước ngoài, phải dùng một cái tên mang. | Tiếng Việt trong xây dựng thương hiệu Việt Bánh kẹo đầy những cái tên có vóc dáng ngoại như Scotti Aloha Alote hay Exkool Cheery. Trong lĩnh vực điện tử gia dụng sản phẩm nồi cơm điện máy lạnh bàn ủi. với những cái tên na ná Nhật Đức rất nhiều. Đưa ra nhiều lý do để giải thích một chuyên gia tham gia xây dựng thương hiệu Sanciaro cho rằng một trong những nguyên tắc khi xây dựng thương hiệu là dễ đọc dễ nhớ trong khi tiếng Việt có dấu rất khó thiết kế khó đọc với người nước ngoài phải dùng một cái tên mang dáng dấp ngoại một chút để nhắm đến thị trường quốc tế. Và một phần lý do nữa là để thỏa mãn tâm lý sính ngoại của một số đối tượng người tiêu dùng. Trong thực tế những sản phẩm mang tên ngoại này chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Việt Nam. Cho rằng tiếng Việt khó đọc hoặc không tìm ra từ dễ phát âm cho người nước ngoài phải chăng chuyên gia thương hiệu phủ nhận sự phong phú của tiếng nước nhà. Minh Long là một ví dụ điển hình của thương hiệu Việt dùng tiếng Việt mà vẫn chinh phục được những thị trường khó tính ở châu Âu. Hơn nữa tiếng Pháp tiếng Đức đâu có dễ đọc và cũng có dấu nhưng thương hiệu nhiều sản phẩm của những đất nước này đâu bị chê cười là khó đọc hay người tiêu dùng nước ngoài không chịu mua hàng vì cái tên lạ Vị chuyên gia này cho biết nhờ mác ngoại hàng mang thương hiệu Sanciaro có thể bán được giá cao và đóng góp không nhỏ cho doanh thu của Công ty may Việt Tiến bởi chất lượng và thiết kế không thua kém hàng ngoại nhập khẩu. Đành rằng xây dựng thương hiệu cần phải có yếu tố hiện đại và tính đến hiệu quả thương mại nhưng vì mục tiêu đó mà bỏ qua ngôn ngữ mẹ đẻ của mình nghe không ổn. Thật đau lòng khi trong một buổi tọa đàm với báo chí gần đây một nữ doanh nhân trẻ nói không dám đánh đổi nếu dùng tên Việt cho thương hiệu sản phẩm của mình. Có quan điểm cho rằng thời buổi hội nhập việc phê phán sử dụng tên ngoại cho các sản phẩm Việt là quá khắt khe thậm chí là nhà quê. Nhưng khi nhắc đến Nhật người ta nhớ đến thương hiệu Toyota đến Pháp người ta nhớ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.