TAILIEUCHUNG - Kinh Thành Nguyên Đá

Để nhớ lại những tia nắng Xuân đẹp vô ngần cạnh sông Hàn ở Đà Nẵng hai mươi năm về trước. Hôm ấy tôi gặp cố học giả Nguyễn Văn Xuân lần đầu tiên. Vĩnh Sính Tây Hồ Phan Châu Trinh (1872-1926) thuộc thế hệ ‘sính chữ Hán’ cuối cùng ở nước ta. Tuy cũng từng ‘hụp lặn’ trong cái học khoa cử trọng hư văn, nhưng đúng như Huỳnh Thúc Kháng đã nhận xét, Phan Châu Trinh “ tư chất vốn đã thông minh, ý chí lại sâu sắc, .nên mặc dầu lớn tuổi mới bắt đầu học. | Kinh Thành Nguyên Đá Qua hai bản dịch của Ngô Đức Kế và Hoàng Xuân Hãn Để nhớ lại những tia nắng Xuân đẹp vô ngần cạnh sông Hàn ở Đà Nằng hai mươi năm về trước. Hôm ấy tôi gặp cố học giả Nguyễn Văn Xuân lần đầu tiên. Vĩnh Sính Tây Hồ Phan Châu Trinh 1872-1926 thuộc thế hệ sính chữ Hán cuối cùng ở nước ta. Tuy cũng từng hụp lặn trong cái học khoa cử trọng hư văn nhưng đúng như Huỳnh Thúc Kháng đã nhận xét Phan Châu Trinh tư chất vốn đã thông minh ý chí lại sâu sắc .nên mặc dầu lớn tuổi mới bắt đầu học mà học ít hiểu nhiều đọc sách có con mắt riêng làm văn tạo xuất cách mới không vẽ bóng pha màu tìm câu lặt chữ 1 như đa số sĩ phu cùng thời. Bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà Phan Châu Trinh đã để lại một số kiệt tác viết bằng Hán văn. Về văn xuôi Phan Châu Trinh là kiện tướng có một không hai về loại văn chính luận - bằng Hán văn cũng như bằng quốc văn mà Phan tự học lấy. Còn nói về thơ ngoài thơ quốc âm Phan còn có một số thơ chữ Hán tuyệt hay điển hình là bài Chí thành thông thánh làm ở Bình Định trong chuyến Nam du với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp năm 1905 và bài Xuất đô môn khẩu chiếm khi bị áp giải ra khỏi thành Huế để đi đày ởCôn Đảo vào năm 1908. Bài thơ Kinh thành Nguyên đán bàn trong bài này là một bài thơ hay và độc đáo. Tuy không gây cú sốc sét đánh ngang tai như hai bài nói trên nhưng Phan Châu Trinh cũng đã gói gắm không ít suy tư. Trong bài này chúng tôi sẽ đối chiếu và phân tích hai bản dịch quốc văn của Ngô Đức Kế và Hoàng Xuân Hãn và hy vọng qua quá trình bình giải chúng ta sẽ nhận thức chính xác hơn về ý nghĩa của bài thơ. I. Nguyên văn bài thơ và lời dịch nghĩa dịch thơ của Ngô Đức Kế Ngay sau khi Phan Châu Trinh qua đời vào tháng 3-1926 Ngô Đức Kế 18781929 biên tập và giới thiệu một số trước tác của Phan trong cuốn Phan Tây Hồ di thảo Văn tập của ông Phan Chu Trinh Hà Nội Lương Văn Can xuất bản 1926 . Kinh thành Nguyên đán được in lại trong sách này. Sách được nhà in Chân Phương ở Hà Nội tái bản một năm sau 1927 . Khi in lại sách Ngô Đức Kế giữ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.