TAILIEUCHUNG - Âm nhạc Tây Nguyên

Năm 1978, cố giáo sư Lưu Hữu Phước và tôi có dịp đi điền dã và dự một vài liên hoan cồng chiêng tại ba nơi: Buôn Ma Thuột, Daklak và Pleiku. Vùng này lúc ấy còn hoang dã và cồng chiêng Tây Nguyên ít người biết đến. Chúng tôi bắt đầu làm quen với những nhạc cụ chưa từng thấy trong đời như: Đàn Goong, đàn K’ ni, và các loại cồng chiêng của vài dân tộc Êđê, M’nong ga, Gia rai, Bahnar. Chúng tôi được nghe những âm thanh mới lạ, được uống rượu cần và gặp. | Âm nhạc Tây Nguyên Năm 1978 cố giáo sư Lưu Hữu Phước và tôi có dịp đi điền dã và dự một vài liên hoan cồng chiêng tại ba nơi Buôn Ma Thuột Daklak và Pleiku. Vùng này lúc ấy còn hoang dã và cồng chiêng Tây Nguyên ít người biết đến. Chúng tôi bắt đầu làm quen với những nhạc cụ chưa từng thấy trong đời như Đàn Goong đàn K ni và các loại cồng chiêng của vài dân tộc Êđê M nong ga Gia rai Bahnar. Chúng tôi được nghe những âm thanh mới lạ được uống rượu cần và gặp gỡ một số nghệ nhân nghệ sĩ tại vùng Tây nguyên. Sau đó hai chúng tôi đều nhận thấy rằng vùng này có một nền văn hóa và âm nhạc rất độc đáo mà trong một chuyến đi điền dã ngắn hạn không thể nào nắm bắt hết được. Cố giáo sư Lưu Hữu Phước đã nhận thấy điều ấy và sau khi khai quật và tìm được đờn đá Khánh Sơn lại còn thêm lý do để nghiên cứu sâu sắc hơn sinh hoạt âm nhạc trong vùng này. Trong những chuyến đi chúng tôi may mắn được một nhạc sĩ người Việt gốc Bahnar tên là Kpa Ylang biết nhiều tiếng địa phương biết sử dụng một số nhạc cụ vùng Tây Nguyên lại được đào tạo tại nhạc viện Hà Nội và đã du học bên Trung Quốc làm người hướng dẫn đáng tin cậy để đưa chúng tôi khám phá những kỳ hoa dị thảo trong vườn âm nhạc Tây Nguyên. Sau chuyến đi đó khi trở lại Pháp chúng tôi có thêm may mắn là được nhiều lần gặp gỡ những nhà Dân tộc học nổi tiếng như Georges Condominas Jacques Dournes những người đã từng sống trên vùng Tây nguyên như dân bản xứ trong nhiều năm. Chúng tôi biết rõ thêm nhiều chi tiết về những dàn cồng chiêng những buổi hát thâu đêm những sử thi trường ca anh hùng ca của vùng núi rừng miền Thượng. Nhưng vì làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp tôi có nhiệm vụ phải sưu tầm nghiên cứu âm nhạc truyền thống dân gian và bác học của người Kinh và dòng đời đã đưa chúng tôi bôn ba bốn biển năm châu hình ảnh Tây nguyên chỉ còn là những khu rừng nhiều cây rậm lá là biển hồ đầy thơ mộng vùng Pleiku là những âm thanh trầm bổng của cồng chiêng những nhạc cụ làm bằng tre nứa những tiếng khèn bè M buat .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.