TAILIEUCHUNG - Nhân vật tự thú trong "Bút kí dưới hầm" của F.M. Dostoievski

Theo đánh giá của L. Grôxman, Bút ký dưới hầm (1863) là “một trong những trang bộc trực nhất của Dostoievski”(1) và theo sự xác định của chính Dostoievski, tác phẩm “là bước tiến mới của tiểu thuyết tâm lý cá nhân ở châu Âu vào nửa sau thế kỷ XIX”(2). | Nhân vật tự thú trong Bút kí 1 1 Ầ r1 r IA A 1 dưới hâm của . Dostoievski Theo đánh giá của L. Grôxman Bút ký dưới hầm 1863 là một trong những trang bộc trực nhất của Dostoievski 1 và theo sự xác định của chính Dostoievski tác phẩm là bước tiến mới của tiểu thuyết tâm lý cá nhân ở châu Âu vào nửa sau thế kỷ XIX 2 . Với tác phẩm này Dostoievski là người đầu tiên trong lịch sử văn học Nga đưa ra một kiểu nhân vật mới - Nhân vật tự thú - tiền thân của kiểu nhân vật tự ý thức trong năm tiểu thuyết lớn của ông sau này Tội ác và trừng phạt 1866 Chàng Ngốc 1868 Lũ người quỷ ám 1872 Gã thiếu niên 1975 Anh em nhà Karamazov 1879-1880 . Không phải ngẫu nhiên Dostoievski quan tâm tới kiểu nhân vật tự thú. Kiểu nhân vật này đã manh nha trong Kẻ hai mặt 1845 . Kẻ hai mặt được coi là một công trình nghiên cứu tâm lý sâu sắc của Dostoievski về trạng thái phân lập nhân cách. Nhân vật Goliakin ám ảnh nỗi đau cay đắng trong tâm hồn của loại người luôn khiếp hãi nhu nhược trước sự thực trần trụi khắc nghiệt thô bạo của cuộc đời. Đây là một chủ đề hoàn toàn mới một thế giới hoàn toàn mới mẻ mới được khám phá và được xác lập lần đầu tiên như Belinski nhận xét. Dostoievski phát hiện ra nét tâm lý cơ bản khác biệt của loại người này không trùng khít với kiểu nhân vật bé nhỏ của Puskin và Gogol. Xamxon Vưrin Người coi trạm - 1830 của Puskin Akaki Basmachkin Chiếc áo khoác - 1840 của Gogol là những công chức nghèo hèn trong xã hội khiếp nhược trước mọi sự tước đoạt và chấp nhận thân phận như là một tiền định với những phản ứng yếu ớt thụ động. Họ mang trong mình cái đẹp và bị tước đoạt. Họ bị triệt tiêu dần khả năng làm người và vì thế họ là những con người bé nhỏ. Goliakin của Dostoievski trái lại không thừa nhận cái nghèo hèn trong khi cái nghèo hèn cứ hiển hiện không chỉ ở hình hài mà cả trong ý nghĩ. Theo L. Grôxman sự ngộ nhận đó khiến cho Goliakin điên dại bởi những đòi hỏi chính đáng về địa vị không thể thắng nổi những dấu vết nghèo hèn trong con người anh ta 3 và anh ta đã bị xã

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.