TAILIEUCHUNG - Nghịch dị trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của Oe Kenzaburo (Qua tiểu thuyết "Một nỗi đau riêng")

Sự xuất hiện của Oe Kenzaburo (1935) đã khiến dòng chảy hiện đại của nền văn xuôi Nhật Bản trở nên mạnh mẽ, tân kì hơn. Oe Kenzaburo được coi là nhà văn hiện đại thực sự đầu tiên của nền văn học quốc đảo Phù Tang. | Nghịch dị trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của Oe Kenzaburo Qua tiểu thuyết Một nỗi đau riêng Sự xuất hiện của Oe Kenzaburo 1935 đã khiến dòng chảy hiện đại của nền văn xuôi Nhật Bản trở nên mạnh mẽ tân kì hơn. Oe Kenzaburo được coi là nhà văn hiện đại thực sự đầu tiên của nền văn học quốc đảo Phù Tang. Sự nghiệp sáng tác của Oe vô cùng phong phú gồm cả truyện ngắn tiểu thuyết cùng nhiều tiểu luận về các đề tài chính trị xã hội văn chương và ông cũng giành được nhiều giải thưởng văn học uy tín của Nhật Bản như giải Akutagawa giải Tanizaki giải Shincho. Tác phẩm của Oe Kenzaburo đã trở nên nổi tiếng trong xứ sở hoa anh đào và khá quen thuộc với độc giả toàn thế giới truyện ngắn Nuôi thù 1957 Quái vật trên không 1964 Tiếng thét câm lặng 1967 Khi vị cứu tinh bị hành hạ 1993 Chao đảo 1994 Cây xanh rực lửa 1995 . Những cố gắng và đóng góp của Oe Kenzaburo cho nền văn học Nhật Bản nói riêng và văn học hiện đại thế giới nói chung giúp ông vinh dự là nhà văn thứ hai của Nhật Bản sau Kawabata Yasunari được nhận giải Nobel Văn học năm 1994 tại Stockholm. Một nỗi đau riêng 1964 là một trong những tiểu thuyết hay nhất của Oe Kenzaburo góp phần mang lại cho ông vị trí chủ soái trên văn đàn Nhật Bản những năm hậu chiến. Trong tiểu thuyết này chân dung nhân vật được khắc họa như những bức họa nghịch dị độc đáo. Với hệ thống hình tượng nghịch dị này nhà văn thể hiện ảnh hưởng đặc biệt của mình từ Franỗois Rabelais - tiểu thuyết gia vĩ đại của các nền văn học châu Âu một Voltaire của thế kỉ XVI thiên tài của nhân loại 1 cả về phương diện kỹ thuật tiểu thuyết và tư tưởng nghệ thuật. Nghịch dị grotesque- có khi còn được dịch là kệch cỡm là một kiểu tổ chức hình tượng nghệ thuật hình tượng phong cách thể loại dựa vào huyễn tưởng vào tính trào phúng vào tính ngụ ngôn ngụ ý vào sự kết hợp và tương phản một cách kì quặc cái huyền hoặc và cái thực cái đẹp và cái xấu cái bi và cái hài cái giống thực và cái biếm họa 2 . Kiểu hình tượng nghệ thuật nghịch dị này đã có từ xa xưa .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.