TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khoa học " Kết quả ban đầu về điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn Hypsipyla robusta trên một số xuất xứ cây lát "

Lát hoa Chukrasia tabularis A. Juss. thuộc họ Xoan (Meliaceae) là loài cây bản địa, phân bố trên nhiều vùng sinh thái ở nước ta. Gỗ của cây lát hoa (gỗ lát) bền, có vân gỗ và mầu sắc đẹp, lại không bị mối mọt nên thường được dùng để làm đỗ gỗ cao cấp như tủ đứng, tủ ly, xa lông và các đồ trang trí nội thất. | Kết quả ban đầu về điều tra đánh giá mức độ hại của sâu đục nõn Hypsipyla robusta trên một số xuất xứ cây lát. Nguyễn Văn Độ Đào Ngọc Quang Phòng Nghiên cứu Bảo vệ rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Lát hoa Chukrasia tabularis A. Juss. thuộc họ Xoan Meliaceae là loài cây bản địa phân bố trên nhiều vùng sinh thái ở nước ta. Gỗ của cây lát hoa gỗ lát bền có vân gỗ và mầu sắc đẹp lại không bị mối mọt nên thường được dùng để làm đỗ gỗ cao cấp như tủ đứng tủ ly xa lông và các đồ trang trí nội thất. Tuy nhiên do giá trị thương phẩm của loài cây này nên đã bị khai thác quá mức. Năm 1985 Bộ Lâm nghiệp đã ra quyết định cấm khai thác loại gỗ này và đưa vào danh lục thực vật quý hiếm cần được bảo vệ Nghị định 18 HĐBT 1992 . Trong Chương trình 327 và Chương trình 5 triệu ha rừng trồng cây lát là một trong những cây bản địa được chú trọng trong cơ cấu cây trồng để phát triển rừng. Một trong những trở ngại lớn nhất của việc trồng và phát triển cây lát là vấn đề sâu hại. Có nhiều loài sâu hại đã được quan sát thấy trên cây lát như các loài sâu ăn lá mối hại rễ và nhưng đặc biệt phá hại nghiêm trọng là loài sâu đục nõn Hypsipyla robusta hầu hết cây lát tại rừng trồng đều bị loài sâu này phá hại. Sâu đục nõn thường hại các chồi của cây lát nhất là đỉnh sinh trưởng khi bị sâu hại thường chết sau đó một thời gian các chồi bên mới phát triển từ phần dưới của đỉnh sinh trưởng đã bị chết. Sự phá hại như vậy thường làm cây hạn chế phát triển chiều cao thân thường bị dị dạng không thẳng do đó làm giảm năng suất và chất lượng gỗ. Không như những loài sâu ăn lá khác việc phòng trừ loài sâu đục nõn bằng thuốc trừ sâu hoá chất ít có hiệu quả vì sâu non khi phá hại làm thành những đường hầm trong nõn cây nên thuốc rất khó tiếp xúc. Mặt khác việc sử dụng thuốc trừ sâu hoá chất ít nhiều sẽ gây nên những hậu quả xấu ảnh hưởng đến sinh thái và môi trường đòi hỏi phải có những biện pháp khác phù hợp và có hiệu quả. Một trong những hướng nghiên cứu được nhiều nước tiên tiến trên thế giới tiến .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.