TAILIEUCHUNG - Trình bày về vấn đề thu hút vốn ODA tại Việt Nam

Nước ta tiến hành cải cách kinh tế với một xuất phát điểm thấp, nền kinh tế còn nhiều lạc hậu và gặp nhiều khó khăn, trong khi đó thực tế đòi hỏi một lượng vốn lớn cho phát triển đất nước. Khi mà nguồn vốn trong nước không thể đáp ứng hết nhu cầu đặt ra như vậy thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức( ODA ) nói riêng là rất quan trọng. ODA là một nguồn vốn phát triển xã hội và đặc biệt cho xã hội phát triển một cách bền vững. | Báo hiệu đón mừng cho giai đoạn này bằng sự kiện rất quan trọng vào tháng 3/1993 khi mà mối quan hệ giữa nước ta với quỹ tiền tệ quốc tế( IMS), ngân hàng thé giới( WB) và ngân hàng phát triển Châu Á(ADV) được khai thông. Cùng năm nghành, vào tháng 11, hội nghị các nhà tài trợ dành cho VIệt Nam diễn tại Pari đã đánh giấu quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế được khôi phục hoàn toàn, tạo ra các cơ hội quan trọng để hỗ trợ Việt Nam tiến hành công cuộc phát triển nhanh và bền vững. Thành công của hội nghị thế hiện ở chỗ Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Trong thời gian qua công tác vận động ODA luôn được chú trọng theo chủ trương đối ngoại của Đảng và nhà nước “ Việt Nam sẵn sàng là đối tác tin cậy của các nướ trong hội cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Cho đến nay, 17 hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam( Hội nghị CG) đã được tổ chức. Đây là diễn đàn quan trọng được tổ chức thường niên để trao đổi ý kiến giữa Chính phủ và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam về quá trình phát triển của Việt Nam và hoạt động điều phối vốn ODA để hỗ trợ quá trình này. Ngoài hội nghị CG thường niên còn có hội nghị CG giữa kì không chính thức tại các địa phương, tạo điều kiện cho các nhà tài trợ nắm bắt nhu cầu phát triển ưu tiên, cũng như tiếp xúc với những thụ hưởng viện trợ. Công tác vận động ODA còn được thực hiện thông qua các hoạt động đối ngoại của các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, các Bộ, nghành, địa phương, các đoàn thể chính trị, xã hội, các cơ quan đai diện ngoại giao nước ta ở nước ngoài. Hiện nay có 51 nhà tài trợ bao gồm 28 nhà tài trợ song phương, 23 nhà tài trợ đa phương có các chương trình ODA thương xuyên:

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.