TAILIEUCHUNG - BÁO CÁO THỰC TẬP BỘ THU TÍN HIỆU TRUYỀN HÌNH QUA VỆ TINH
Khi sử dụng nhiều kim thu LNB cho một chảo, thì chảo có tiêu cự bé quá và các vệ tinh gần nhau sẽ làm các LNB sít nhau đến độ không đặt được nữa. Với một bộ thu Vinasat1, thaicom5, Asiat5, có góc A của Vinasat1 là 127,9; còn thaicom5 là 237; Asiasat5 197,4, thì một cái chảo 55 phân đủ cho các LNB Asiasat5 chung với Tháicom5 một cách dễ dàng, nếu chung với Vinasat tín hiệu hơi yếu, cần lắp rất tốt mới được. Có thể đo bán kính từ đầu LNB đến tâm chảo mà tính ra khoảng cách các LNB để. | Vệ tinh truyền hình chỉ nhận từ một vệ tinh liên lạc gần đó hay trung tâm chỉ huy của nó, các băng L phát lên ở hai phân cực như là sẽ thu được trong LNB của máy thu gia đình, nhưng băng L này không trộn vào sóng C hay Ku, mà trộn vào sóng tần số cao Ka. Trên vệ tinh truyền hình, băng L này được tách ra khỏi sóng mang, khếch đại và trộn vào băng C hay Ku. Như thế, vệ tinh chỉ cần một ăng ten thu đơn giản, rất nhỏ nhẹ. Hoặc vệ tinh truyền hình cũng có thể có vài ăng ten thu Ka khác để chạy các trung tâm truyền lên ở xa, nhưng cũng mỗi ăng ten đó thu nhiều đơn vị sóng mang phát xuống mà ta hay quen họi là TP. Với mô hình này, phần điện tử của cái đài truyền hình rất đơn giản, dùng linh kiện to thô bền. và có thay đổi tiêu chuẩn truyền hình thế nào nó cũng mặc. Điểm kém của kiểu này là vệ tinh này rất kém chức năng liên lạc do ăng ten thu Ka băng thông lớn chỉ chiếu xuống vị trí cái đài chỉ huy của nó. Điểm lợi là loại vệ tinh này không cạnh tranh vô ích với vệ tinh liên lạc thế hệ mới, ưu việt do nhỏ nhẹ và băng thông cao gấp hàng chục lần vệ tinh truyền hình. Mỗi vệ tinh truyề hình phát đi nhiều chùm, mỗi chùm có một vùng phủ sóng riêng và trong mỗi chùm có nhiều sóng mang, thường gọi sóng mang là TP theo truyền thống, mỗi chùm beam như thế có một chảo và có thể có nhiều đầu thu phát.
đang nạp các trang xem trước