TAILIEUCHUNG - Bài giảng về Kỹ thuật đo lường điện tử - Ths. Phạm Thanh Huyền

Đo trực tiếp là cách đo mà kết quả nhận được trực tiếp từ một phép đo duy nhất. Nghĩa là, kết quả đo được chính là trị số của đại lượng cần đo mà không phải tính toán thông qua bất kỳ một biểu thức nào. | Chương 1. Khái niệm cơ bản trong KTĐL CHƯƠNG 1 KHÁI NIÊM CƠ BẢN TRONG KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG I. ĐỊNH NGHĨA VÀ KHÁI NIỆM CHUNG VỂ ĐO LƯỜNG 1. Định nghĩa a. Đo lường Đo lường là một quá trình đánh giá định lượng về đại lượng cần đo để có được kết quả bằng số so với đơn vị đo. Kết quả đo được biểu diễn dưới dạng A X Xo trong đó A con số kết quả đo X đại lượng cần đo Xo đơn vị đo b. Đo lường học Đo lường học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu để đo các đại lượng khác nhau nghiên cứu mẫu và đơn vị đo. c. Kỹ thuật đo lường KTĐL KTĐL là ngành kỹ thuật chuyên môn nghiên cứu để áp dụng kết quả của đo lường học vào phục vụ sản xuất và đời sống xã hội. 2. Phân loại cách thực hiên phép đo a. Đo trục tiếp là cách đo mà kết quả nhận được trực tiếp từ một phép đo duy nhất. Nghĩa là kết quả đo được chính là trị số của đại lượng cần đo mà không phải tính toán thông qua bất kỳ một biểu thức nào. Nếu không tính đến sai số thì trị số đứng của đại lượng cần đo X sẽ bằng kết quả đo được A. Phương pháp đo trực tiếp có ưu điểm là đơn giản nhanh chóng và loại bỏ được sai số do tính toán. ví dụ Vônmet đo điện áp ampemet đo cường độ dòng điện oatmet đo công suất . b. Đo gián tiếp là cách đo mà kết quả đo suy ra từ sự phối hợp kết quả của nhiều phép đo dùng cách đo trực tiếp. Nghĩa là kết quả đo không phải là trị số của đại lượng cần đo các số liệu cơ sở có được từ các phép đo trực tiếp sẽ được sử dụng để tính ra trị số của đại lượng cần đo thông qua một phương trình vật lý liên quan giữa các đại lượng này. X f A1 A2 An Trong đó A1 A2 An là kết quả đo của các phép đo trực tiếp. ví dụ để đo công suất P có thể sử dụng vôn met để đo điện áp U ampe met đo cường độ dòng điện I sau đó sử dụng phương trình P ta tính được công suất Cách đo gián tiếp mắc phải nhiều sai số do sai số của các phép đo trực tiếp được tích luỹ lại. Vì vậy cách đo này chỉ nên áp dụng trong các trường hợp không thể dùng dụng cụ đo trực tiếp mà thôi. c. Đo tương quan là phương pháp được sử dụng trong trường hợp cần đo các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
170    272    5    19-04-2024
9    219    0    19-04-2024
20    248    2    19-04-2024
8    170    0    19-04-2024
10    155    0    19-04-2024
37    154    0    19-04-2024
37    137    0    19-04-2024
1    111    1    19-04-2024
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.