TAILIEUCHUNG - Đau thương đến chết - Phần 77

"Anh Quách Tử Phóng phải không?" "Cứ nói đi!" Mấy hôm nay Tử Phóng đang bận tíu tít với các "bông hoa" ở trong và ngoài Dạ hội Mùa xuân, đồng thời vẫn băn khoăn cho bệnh tình của Tư Dao, tâm trạng lo lắng của anh thể hiện ngay trên cả máy điện thoại. Chương Vân Côn nhíu mày những vẫn nhẫn nại: "Tôi là Chương Vân Côn, phó giáo sư ở đại học y Giang Kinh". | Ấy là một điều bí mật được giữ rất kín. Hết đời này sang đời khác, cứ sau hơn chục năm thì thôn của ông lại xảy ra một trận dịch kỳ quái, khiến hàng loạt người và gia súc bị đột tử. Không ai có thể nói rõ tại sao lại xảy ra trận dịch như thế, và lại có cái quy luật ấy, kể cả nguyên nhân tử vong. Nghe nói, thường là một người trong nhà chết trước, vợ hoặc chồng đau buồn, ít lâu sau cũng đột tử. cứ như thế mãi, dân thôn bèn gọi trận dịch ấy là "chết đau thương". Mỗi khi có dịch, bắt đầu có người chết thì dân thôn nhẫn nại quan sát ít lâu, không đụng vào thi thể, thậm chí không chôn cất. Họ chỉ đưa những ai đã tiếp xúc với nạn nhân đi xa, đến ở tại các gian nhà tạm đã cất sẵn, và dùng cách đặc biệt để "khử độc" cho họ. Nếu trong vòng một tháng có 5 cái chết tương tự xảy ra, thì cả thôn sẽ mặc áo mưa - tức là áo tang mà từ nhiều đời nay họ thường dùng – sau đó di dời vào sâu hơn trong núi, tránh xa cái nơi đã bị ô nhiễm. Địa điểm cũ sẽ bị đốt trụi. Sau khi trận dịch qua đi, họ sẽ lập cho người chết một tấm bia không chữ. Họ cũng rất gàn dở cho rằng, những người chết không rõ nguyên nhân như thế, tức là chết khốn khổ, là bị trời trừng phạt.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.