TAILIEUCHUNG - Ngữ nghĩa học dẫn luận part 9

Tham khảo tài liệu 'ngữ nghĩa học dẫn luận part 9', khoa học xã hội, ngôn ngữ học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | từ đó nảy sinh từ trực chỉ được nhà triết học người Mĩ . Peirce đã nhắc đến ở Chương 2 trong một mối liên hệ khác đưa vào logic học và triết học ngôn ngữ thông qua khoa tín hiệu học chỉ gần đây nó mới được các nhà ngón ngữ học sử dụng. Từ trực chỉ và đặc biệt hơn là tính từ trực chỉ có một lai lịch dài hơi hem rất nhiều - có xuất xứ đúng nghĩa của nó từ công tành của các nhà ngữ pháp học Hi Lạp thời cổ song nó đã được nhà tâm lí học người Đức K. Buhler làm cho trở nên quen thuộc đối với các nhà ngôn ngữ học và những nhà khoa học khác theo cái nghĩa mà hiện nay nó đang được sử dụng. Cho đến nay người ta vẫn chưa nêu ra một sự phân biệt nào được thừa nhận rộng rãi và có cơ sở lí thuyết chắc chắn giữa hai thuật ngữ này. Song theo tinh thần của cái cách chúng được sử dụng hiện nay trong triết học ngôn ngữ học và tâm lí học có thể xem những tín hiệu mang tính trực chỉ như là một kiểu cụ thể của trực chỉ chủ yếu là xem nó có tư cách trực chỉ trong chừng mực nó cần thiết cho việc xác định nghĩa mệnh đề của phát ngôn. Tôi ngầm chấp nhận quan điểm này. Song tôi muốn nhấn mạnh rằng tôi chẳng làm gì ngoài việc điển chế hoá sự khác biệt có thể giải thích được về mặt lịch sử trong cách sử dụng. Ngẫu nhiên mà truyền thống triết học nơi thuật ngữ tính trực chỉ được định nghĩa lại chấp nhận một quan điểm hạn hẹp đặc thù về nghĩa. Như tôi đã nói trên đây cả hai thuật ngữ trực chỉ và chỉ hiệu đều bắt nguồn từ khái niệm quy chiếu chỉ trỏ có nghĩa là người nói xác định chiếu vật bằng cách dùng cử chỉ thân thể nào đó của mình. Trong tiếng Hi Lạp trực chỉ có nghĩa là chỉ ra hay cho thấy còn chỉ hiệu là tiếng Latin biểu thị sự chỉ trỏ bằng ngón tay. Dùng tay hay ngón tay để chỉ là phương pháp xác định sự vật nhờ vào động tác thân thể vốn có thể có nguồn gốc tự nhiên mang bản chất sinh vật và được thể chế hoá nhắm vào chức năng này trong nhiều nền văn hoá. Bất kì biểu thức quy chiếu nào có cùng những đặc điểm lôgic với động tác chỉ trỏ đang được nói đến ở đây về bản chất sự kiện đều là

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.