TAILIEUCHUNG - Giá rừng

Giá rừng là vấn đề rất mới đối với kinh tế lâm nghiệp Việt nam. Trong thực tiễn sản xuất và đời sống, đất đai là một tài sản đã được trao đổi trên thị trường từ rất lâu và đến thời kỳ Đổi mới chúng ta đang khôi phục lại thị trường bất động sản đất đai. Nhưng đối với rừng- cũng là một loại tài nguyên thiên nhiên, với tư cách là tài sản, thì dường như từ trước đến nay chưa có thị trường trao đổi. . | Giá rừng 1. Giá rừng là vấn đề rất mới đối với kinh tế lâm nghiệp Việt nam. Trong thực tiễn sản xuất và đời sống đất đai là một tài sản đã được trao đổi trên thị trường từ rất lâu và đến thời kỳ Đổi mới chúng ta đang khôi phục lại thị trường bất động sản đất đai. Nhưng đối với rừng- cũng là một loại tài nguyên thiên nhiên với tư cách là tài sản thì dường như từ trước đến nay chưa có thị trường trao đổi. Trong vài năm gần đây ở một số vùng quan hệ thị trường phát triển như vùng Đông Nam bộ Tây nguyên có phát sinh việc mua bán quyền sử dụng rừng giữa hộ gia đình với tư nhân nhưng không phải với tư cách là tài sản rừng để kinh doanh mà thực chất là mua bán đất đai vì sau khi mua được quyền sử dụng rừng họ đã chuyển mục đích sử dụng bất hợp pháp đất lâm nghiệp chuyển thành đất nông nghiệp hoặc đất ở đất chuyên dùng. ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã diễn ra việc mua bán rừng tràm trồng nhưng phổ biến là mua cây đứng rồi khai thác gỗ còn việc mua rừng với tính chất tài sản kinh doanh cũng chưa nhiều. Có thể thấy rằng thị trường tài sản rừng ở nước ta còn rất hạn chế ở nhiều vùng chưa hình thành giá cả thị trường về tài sản rừng. Đó cũng là điểm ít thuận lợi khi nghiên cứu xác định giá rừng của nhà nước. Tuy nhiên nền kinh tế lâm nghiệp cũng phải hoạt động theo cơ chế thị trường thị trường hoá tài sản rừng sản xuất là một xu thế tất yếu góp phần quan trọng thúc đẩy sản nền xuất hàng hoá trong lâm nghiệp. Do đó việc Nhà nước xác định giá rừng để định hướng và điều chỉnh thị trường tài sản rừng là rất cần thiết. 2. Khi nghiên cứu xác định giá rừng cần phải chú ý đến quyền sở hữu rừng. Quyền sở hữu rừng rất khác với đất đai. Đất đai duy nhất chỉ có một chủ sở hữu là Nhà nước. Còn tài sản rừng tồn tại 2 loại hình thức sở hữu - Sở hữu nhà nước Nhà nước là chủ sở hữu rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước. - Sở hữu cá nhân tư nhân Cá nhân tư nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng sản xuất trên đất được giao được thuê là chủ sở hữu rừng trồng trong thời hạn được

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.