TAILIEUCHUNG - Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt Từ 1990 đến nay

Bước sang những năm 90, lĩnh vực nghiên cứu cú pháp tiếng Việt sôi động hẳn với việc công bố cuốn “Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1” của Cao Xuân Hạo. Sau khi cuốn sách ra đời, đã có nhiều cuộc thảo luận được tổ chức xoay quanh chủ đề Ngữ pháp Chức năng và tiếng Việt. Phải thừa nhận rằng, cuốn sách của Cao Xuân Hạo đã mang lại một luồng gió mới cho cả nền ngôn ngữ học nước nhà và hiện nay, những vấn đề mà cuốn sách đặt ra vẫn đang còn. | Vài nét về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt Từ 1990 đến nay Bước sang những năm 90 lĩnh vực nghiên cứu cú pháp tiếng Việt sôi động hẳn với việc công bố cuốn Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng Quyển 1 của Cao Xuân Hạo. Sau khi cuốn sách ra đời đã có nhiều cuộc thảo luận được tổ chức xoay quanh chủ đề Ngữ pháp Chức năng và tiếng Việt. Phải thừa nhận rằng cuốn sách của Cao Xuân Hạo đã mang lại một luồng gió mới cho cả nền ngôn ngữ học nước nhà và hiện nay những vấn đề mà cuốn sách đặt ra vẫn đang còn là thời sự. Vì vậy đánh giá cho hết những đóng góp mà cuốn sách mang lại là một công việc rất khó khăn. Tuy nhiên khoảng cách 10 năm cũng có thể xem là tạm đủ để nêu lên những đóng góp cũng như những gợi mở của cuốn sách. Cái mới mà Sơ thảo tức Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng Quyển 1 của Cao Xuân Hạo mang lại là một tinh thần chống chủ nghĩa Dĩ Âu vi trung trong nghiên cứu câu tiếng Việt. Tác giả Sơ thảo cho rằng gần như tất cả những miêu tả ngữ pháp trong nhà trường lâu nay chỉ là một sự rập khuôn máy móc ngữ pháp của tiếng Châu Âu mà điển hình nhất là việc gán cho cấu trúc chủ vị cái cương vị là cấu trúc cú pháp cơ bản của câu tiếng Việt. Theo tác giả cấu trúc chủ vị như vẫn thường được hiểu chỉ thích hợp cho việc miêu tả các thứ tiếng Châu Âu. Còn đối với một thứ tiếng như tiếng Việt cái cấu trúc cú pháp cơ bản ấy là một cấu trúc khác cấu trúc Sở đề-Sở thuyết. Hai thành tố của cấu trúc này tương ứng với hai thành phần của một hành động nhận định hay hành động mệnh đề. Trong tiếng Việt ranh giới của Sở đề gọi tắt là Đề và Sở thuyết gọi tắt là Thuyết được đánh dấu bằng khả năng thêm các tác tử thì là mà. Cấu trúc của câu trần thuật được chia hết cho hai thành phần Đề Thuyết và câu có thể có một bậc Đề Thuyết hoặc có từ hai bậc Đề Thuyết trở lên. Chẳng hạn câu Tôi dạo này ở nhà con cái đứa thì đi học đứa thì đi làm phải thổi cơm lấy mà ăn có đến 5 bậc cấu trúc Đề Thuyết như sau 1991 trang 174 Tôi dạo nây ả nhà con cái đứa đi học đứa đi làm phải thôi cơm .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.