TAILIEUCHUNG - Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương I

Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG I THỜI ĐẠI CÁC TRIẾT GIA I. BUỔI ĐẦU 1. Các lời phê phán về dân tộc Trung Hoa Sự phát kiến ra văn minh Trung Hoa là công của thế kỉ XVIII, “thế kỉ ánh sáng”. | Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG I THỜI ĐẠI CÁC TRIẾT GIA I. BUỔI ĐẦU 1. Các lời phê phán về dân tộc Trung Hoa Sự phát kiến ra văn minh Trung Hoa là công của thế kỉ XVIII thế kỉ ánh sáng . Diderot viết về người Trung Hoa như sau Mọi người đều công nhận rằng dân tộc ấy văn minh hơn hết thảy các dân tộc khác ở châu Á lịch sử họ cổ hơn tinh thần nghệ thuật tiến bộ hơn họ minh triết hơn thích triết lí chính trị của họ hoàn hảo hơn và vài tác giả còn bảo rằng về tất cả các phương diện ấy họ không kém các xứ văn minh nhất châu Âu 1 . Và Voltaire cũng bảo Chúng ta nhận thấy rằng quốc gia ấy tồn tại một cách rực rỡ từ trên bốn ngàn năm rồi mà luật pháp phong tục ngôn ngữ cách ăn mặc vẫn không thay đổi bao nhiêu. . 2 Người Trung Hoa hơn hẳn các dân tộc khác trong hoàn vũ . Khi người ta biết kĩ Trung Hoa hơn thì lòng hâm mộ ấy vẫn không giảm và một số nhà quan sát hiện đại còn tỏ vẻ cảm phục tôn kính dân tộc đó nữa. Trong một cuốn vào hạng bổ ích nhất gợi ý nhất của thời đại chúng ta Keyserling kết luận rằng Chính ở Trung Hoa thời thượng cổ người ta đã tạo ra được cái mẫu mực nhân loại thông thường hoàn toàn nhất. Trung Quốc đã tạo được một nền văn hóa cao nhất từ trước tới nay. Tôi càng ngày càng ngạc nhiên cảm kích về sự cao quí của Trung Quốc. Những danh nhân xứ đó có kiến thức giáo dục hơn danh nhân của chúng ta nhiều. Những ông quan đó 3 có tư cách thật cao khiến chúng ta phải phục. Giới trí thức Trung Hoa thật là cực kì nhã nhặn lễ độ . Không còn nghi ngờ gì nữa họ hơn hết thảy các dân tộc khác về hình thức lễ nghi. Người Trung Hoa có lẽ là người thâm trầm nhất 4 . Người Trung Hoa không muốn từ chối những lời khen tặng ấy và cho tới đầu thế kỉ hiện tại họ vẫn đồng thanh gọi người Âu Mỹ là dã man chắc hiện nay một số vẫn còn giữ ý kiến ấy. Tới năm 1860 trong các công văn người Trung Hoa vẫn còn dùng chữ di mọi rợ để trỏ ngoại nhân và các Tây di rợ phương Tây phải ghi rõ trong các hoà ước kí năm ấy rằng Trung Hoa phải bỏ lối dịch .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.