TAILIEUCHUNG - Khái niệm "Văn" trong quan niệm của Lê Quý Đôn

Để mở đầu cho việc đi sâu nghiên cứu những quan niệm khác nhau của Lê Quý Đôn đối với văn chương ta không thể không xem xét khái niệm “văn” được ông hiểu ra sao. Vì như nhà Đông phương học nổi tiếng của Liên Xô cũ N. I. Kônrat đã cho rằng muốn nghiên cứu lí luận văn chương của một di sản văn học lớn nào đó nhất thiết phải nghiên cứu các quan điểm đối với văn chương. Đó là một bộ phận quan trọng của lí thuyết văn chương giúp chúng ta thâm nhập vào. | Khái niệm Văn trong quan niệm của Lê Quý Đôn Để mở đầu cho việc đi sâu nghiên cứu những quan niệm khác nhau của Lê Quý Đôn đối với văn chương ta không thể không xem xét khái niệm văn được ông hiểu ra sao. Vì như nhà Đông phương học nổi tiếng của Liên Xô cũ N. I. Kônrat đã cho rằng muốn nghiên cứu lí luận văn chương của một di sản văn học lớn nào đó nhất thiết phải nghiên cứu các quan điểm đối với văn chương. Đó là một bộ phận quan trọng của lí thuyết văn chương giúp chúng ta thâm nhập vào thực tế sáng tác và lí luận của di sản văn học đó 8 . Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với việc tìm hiểu di sản lí luận văn chương của Lê Quý Đôn. Trong lịch sử mỹ học của Trung Quốc và Việt Nam từ văn . để chỉ văn chương là từ cổ nhất cũng là ổn định nghĩa nhất. Sau này người ta thêm yếu tố học đi kèm để nhấn mạnh hơn giá trị nhận thức của nó 9 . Ở nước Trung Hoa thời cổ khái niệm văn thường được dủng theo nghĩa rộng để chỉ cà thi ca lẫn các tác phẩm triết sử. Văn một trong bốn nội dung dạy học trò của Đức Khổng Tử là theo nghĩa như vậy văn hạnh trung tín . Còn câu học rộng ở văn ước thúc ở lễ Luận ngữ - Thiên Ưng Dã thì văn được hiểu là cả thi thư. Muộn hơn vào thời Đông Hán lần đầu tiên trong Ban Cố trong Nghệ văn chí đã gạt các tác phẩm tản văn triết học của Bách Gia Chư Tử kể cả Nho gia ra khỏi phạm trù văn xếp vào phạm trù nghệ . Tuy thế nghĩa rộng của từ văn vẫn tiếp tục được duy trì. Tình hình về cơ bản vẫn không thay đổi trong suốt mấy nghìn năm diễn biến phức tạp của lịch sử mỹ học Trung Quốc thời phong kiến 10 . Ở Việt Nam tình hình cũng không khác. Trong thời Lý - Trần do sự phát triển của thơ phú và truyện kí thể tài gần gũi với nghệ thuật ngôn từ văn để chỉ văn chương đã nằm trong ý niệm của nhiều người. Khi Phạm Sư Mạnh viết Nam triều nhân vật tổng năng văn trong dịp tiễn sứ giả nhà Minh Dư Quý thì vị danh tướng đồng thời là nhà thơ có tiếng họ Phạm đã dùng văn để chỉ văn thơ . Mặc dầu vậy khái niệm văn là văn hóa văn minh và hẹp hơn là học thuật vẫn được nhiều người

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.