TAILIEUCHUNG - Sự đan xen các khuynh hướng thẩm mỹ trong thơ Huyền Quang - nghiên cứu trường hợp sáu bài thơ vịnh cúc

2. Siêu việt và thực tại – sự đan xen các khuynh hướng thẩm mỹ Mùa thu theo thời tiết của Trung Quốc, ở vùng phía Bắc và Trung nguyên (nơi mà nền thi ca chữ Hán phát triển và ảnh hưởng ra toàn cõi Đông Á) là mùa khắc nghiệt, trời bắt đầu lạnh, khô và nhiều sương. | Sự đan xen các khuynh hướng thẩm mỹ trong thơ Huyền Quang - nghiên cứu trường hợp sáu bài thơ vịnh cúc 2. Siêu việt và thực tại - sự đan xen các khuynh hướng thẩm mỹ Mùa thu theo thời tiết của Trung Quốc ở vùng phía Bắc và Trung nguyên nơi mà nền thi ca chữ Hán phát triển và ảnh hưởng ra toàn cõi Đông Á là mùa khắc nghiệt trời bắt đầu lạnh khô và nhiều sương. Thời tiết này không phải là thuận lợi cho cây cỏ phát triển phần lớn các loài cây cỏ hoa lá đều nở hoa vào tiết xuân mùa hạ phát triển mùa thu trái chín và mùa đông cây nghỉ ngơi tránh rét ủ mầm cho một mùa mới xuân sinh hạ trưởng thu liễm đông tàng . Mùa thu ở Việt Nam tuy không khắc nghiệt bằng mùa thu ở miền Bắc Trung Quốc nhưng cũng là mùa không thuận cho cây trổ hoa. Một bông cúc tự nhiên thường nở vào mùa thu đúng vào thời tiết các loài không thể nở. Đặc tính tự nhiên này của hoa cúc là nguồn gợi tứ cho thi nhân là chất liệu để thi nhân gửi gắm ẩn dụ cho những phẩm chất vượt trội của tinh thần người quân tử. Trong tinh thần của thi nhân xưa hoa cúc nở vào mùa thu là sự hiện hữu sinh động cho sức mạnh tinh thần do kết quả của công phu rèn luyện. Nó thể hiện cốt cách vượt trội và đạo đức thanh khiết. Đặc điểm tự nhiên này của bông cúc theo cách nhìn của nhà nho nó được nhân hóa để làm biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và đạo đức sự ưu trội của riêng một nhóm nhỏ kẻ sĩ. Trong những bài thơ đề vịnh của nhà nho nói chung bông cúc hoàn toàn hiện diện với những mục đích ký thác tỷ dụ như vậy. Chẳng hạn bài thơ Nôm Cúc của Nguyễn Trãi Nào hoa chẳng bén khí dầm hâm Có mấy bầu sương nhụy mới đâm. Trùng cửu chớ hiềm thu đã muộn Cho hay thu muộn tiết càng thơm. Nhà Nho coi bông cúc nở trong sương cũng giống như người quân tử tu dưỡng đạo đức cốt cách tinh thần. Khó khăn gian khổ là điều kiện rèn luyện họ là cơ hội để họ thể hiện những phẩm chất riêng có của mình. Cái đẹp của hình tượng bông cúc trong thơ vịnh của nhà nho là cái đẹp của tinh thần nội tại của những phẩm chất đạo đức và tài năng vượt trội của nhân vi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.