TAILIEUCHUNG - Phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX

Một hình dung cụ thể về kết quả mối quan hệ và giao lưu văn học Xôviết và văn học Việt Nam từ sau 1945 - đó là sự tiếp tục những thành tựu hiện đại hoá đã được khơi nguồn từ trước 1945, mà văn học Nga cổ điển có đóng góp một phần, trong tư cách là một nền văn học lớn phương Tây | Phác thảo về mối quan hệ văn học Xô viết và văn học Việt Nam thế kỷ XX Một hình dung cụ thể về kết quả mối quan hệ và giao lưu văn học Xôviết và văn học Việt Nam từ sau 1945 - đó là sự tiếp tục những thành tựu hiện đại hoá đã được khơi nguồn từ trước 1945 mà văn học Nga cổ điển có đóng góp một phần trong tư cách là một nền văn học lớn phương Tây qua một vài đại diện còn ít ỏi như L. Tonxtôi F. Dostoievski A. Tsê-khốp M. Gocki. Từ sau 1945 do tình thế chiến tranh và đất nước bị chia đôi nên việc tiếp nhận văn học Xôviết chỉ diễn ra trên miền Bắc còn miền Nam thì ngoài L. Tonxtôi và Dostoievski văn học Nga Xôviết chỉ có một vị trí khiêm nhường và do khuynh hướng bài Xô và chống Cộng nên chỉ tiếp nhận các tác giả có vấn đề tức là những người không thuận hoặc đi ngược với khu vực chính thống như B. Pastecnac Xôngiênhitxưn. Gắn nối trực tiếp với trào lưu văn học cách mạng trước 1945 trên cơ sở các chuyển đổi trong ý thức hệ và quan điểm nghệ thuật chống lại thế giới cũ và trong cuộc chiến giữa 2 phe văn học Xôviết - ở khu vực chính thống của nó đã trở thành ngọn cờ thành mục tiêu thành điểm tựa cho nền văn học Việt Nam mới đang phấn đấu vượt lên và thoát khỏi các ràng buộc không chỉ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới và các tàn dư phong kiến mà còn với cả hệ ý thức tư sản và tiểu tư sản nhằm kiên định lập trường vô sản và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tóm lại đó là một chuyển đổi về nội dung về lý tưởng thẩm mỹ về quan niệm nhân sinh và nghệ thuật. Và với mục tiêu này thì đương nhiên chỉ có văn học Xôviết sau Cách mạng tháng Mười mới có thể gánh vác. Bởi với thế giới các dân tộc bị áp bức thì con đường đi duy nhất cho sự nghiệp giải phóng phải và chỉ là con đường Cách mạng tháng Mười. Là Mãi mãi đi theo con đường Cách mạng tháng Mười vĩ đại. . Trong định hướng tiếp nhận như thế những tên tuổi kinh điển gồm những người khai sáng văn học Xôviết được xếp ở hàng đầu đó là Gocki Maiacopxki Xêraphimôvitsơ Phuốcmanốp Gơlátcốp Otxtơropxki Solokhov A. Tonxtôi. Nếu hiểu lịch .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.