TAILIEUCHUNG - Những điều cần biết khi uống thuốc bắc

Đối với các thuốc chữa bệnh tỳ vị hoặc dùng để công hạ, nên uống giữa hai bữa ăn để thức ăn không ảnh hưởng đến thuốc. Còn với các thuốc diệt trùng thì nên uống cách đêm (trước khi ngủ uống một lần, sáng hôm sau uống lần nữa khi còn đói) để tiện cho việc thải các loại trùng bị diệt ra khỏi cơ thể. Đối với thuốc bắc, việc uống trước hay sau khi ăn, uống nóng hay lạnh, ngâm hay sắc tùy thuộc vào loại thuốc và bệnh cần điều trị. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể: Uống trước bữa. | Những điều cần biết khi uống thuốc bắc Đối với các thuốc chữa bệnh tỳ vị hoặc dùng để công hạ, nên uống giữa hai bữa ăn để thức ăn không ảnh hưởng đến thuốc. Còn với các thuốc diệt trùng thì nên uống cách đêm (trước khi ngủ uống một lần, sáng hôm sau uống lần nữa khi còn đói) để tiện cho việc thải các loại trùng bị diệt ra khỏi cơ thể. Đối với thuốc bắc, việc uống trước hay sau khi ăn, uống nóng hay lạnh, ngâm hay sắc tùy thuộc vào loại thuốc và bệnh cần điều trị. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể: - Uống trước bữa ăn 30-60 phút: Áp dụng với các thuốc chữa bệnh can thận hư, bệnh đường ruột, dạ dày và các bệnh từ lưng trở xuống. Trong trạng thái bụng đói, dược tính dễ dàng chuyển xuống dưới, thuốc uống vào sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc đường tiêu hóa, nhanh chóng đi qua dạ dày, xuống ruột. Nhờ đó, thuốc sẽ nhanh chóng được hấp thu và phát huy tác dụng, không bị thức ăn trong dạ dày làm loãng. - Uống sau bữa ăn 15-30 phút: Áp dụng cho các bệnh phía trên như tâm, phế, ngực và trên dạ dày. Các loại thuốc gây kích thích đối với đường tiêu hóa hoặc có độc tính khá cao cũng nên uống sau khi ăn để tránh hấp thu quá nhanh, gây trúng độc. - Uống vào sáng sớm khi đói: Áp dụng cho các loại thuốc thang bồi bổ để thuốc được hấp thu đầy đủ. Các thuốc dùng để diệt trùng, công hạ và chữa bệnh mạch máu tứ chi cũng nên uống lúc đói, nhằm làm cho thuốc nhanh đến ruột, nồng độ thuốc không bị giảm đi. - Uống trước khi ngủ 15-20 phút: Áp dụng cho các thuốc bổ tâm tỳ, an thần, ngủ ngon và chữa các bệnh ứ trệ, bệnh vùng ngực. Uống xong nên nằm ngửa, nếu là thuốc trầm giáng thì nên nằm nghiêng. - Uống ấm: Các thuốc sắc ôn hòa và bổ dưỡng. - Uống nguội: Các thuốc sắc giải độc, phòng nôn, thanh nhiệt. - Uống nóng: Các thuốc sắc giải biểu (cho ra mồ hôi) nên uống nóng để toát được mồ hôi. Các loại thuốc khử hàn, thông huyết mạch cũng nên uống nóng. - Uống liền một mạch: Nghĩa là uống một lần hết ngay, hợp với các bệnh nặng hoặc bệnh về dạ dày, các thuốc thông tiện, hoạt huyết, hóa ứ. Mục đích của cách uống này là để thuốc không làm tổn hại đến chính khí, phát huy hết tác dụng. - Uống từ từ: Tức uống từng tí một hoặc ngậm thuốc, áp dụng cho các bệnh đau họng, nôn mửa nhằm làm cho thuốc ngấm dần vào chỗ đau. - Ngâm uống: Với các loại thuốc quý như trầm hương, mộc hương và thuốc có mùi thơm, không nên đun lâu, có lúc nên pha uống (cho thuốc vào cốc, cho thang còn nóng vào ngâm, một lúc sau thì uống). Các loại nhục quế, tàng hồng hoa nên ngâm nước nóng để uống, tránh đun lâu để không làm mất các thành phần có ích trong thuốc. Nông Nghiệp Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.