TAILIEUCHUNG - Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết Tứ vị thánh nương _3

So sánh hai truyền thuyết, chúng ta thấy một số điểm tương đồng, tương dị sau: 1) Hai nhân vật chính (Lâm Thiên Hậu và Dương Thái Hậu) đều là nữ, đều là người sống ở thời nhà Tống (một người ở triều Bắc Tống, một người ở triều Nam Tống), bằng việc sắc phong hay tôn phong mà đều là hai bà Hậu. | Tìm hiêu sự hình thành truyền thuyết Tứ vị thánh nương So sánh hai truyền thuyết chúng ta thấy một số điểm tương đồng tương dị sau 1 Hai nhân vật chính Lâm Thiên Hậu và Dương Thái Hậu đều là nữ đều là người sống ở thời nhà Tống một người ở triều Bắc Tống một người ở triều Nam Tống bằng việc sắc phong hay tôn phong mà đều là hai bà Hậu. 2 Cả hai đều được suy tôn là các vị thần biển Thiên Hậu vốn thiên về phù hộ cho các thương nhân trên biển - gắn với lịch sử và xã hội Trung Quốc Tống Hậu thiên về phù hộ cho những ngư dân - gắn với đặc điểm tự nhiên và xã hội Việt Nam . Tuy nhiên do uy thế của các vị thần này càng ngày càng lớn nên sự phù hộ của họ đối với dân đi biển càng ngày càng đa dạng hơn. Vì sự gần gũi đó về danh xưng về tính chất thờ cúng mà hai hệ thống truyền thuyết này đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau. Hãy lưu ý ở đây một truyền thuyết về Thiên Hậu ở Trà Cổ một vùng biển tiếp giáp với Trung Quốc. Người dân Trà Cổ có đền Thánh Mẫu thờ Thiên Hậu kể rằng có một năm một bức tượng mang dáng dấp người Trung Hoa trôi dạt đến cửa biển Trà Cổ người dân lập miếu thờ và cầu cúng rất được linh ứng 38 . Chi tiết bức tượng trôi trên biển rồi dạt vào cửa biển Trà Cổ không thấy xuất hiện trong truyền thuyết của người Hoa về Thiên Hậu rất có thể nó đã bị ảnh hưởng của chi tiết xác Thái hậu nhà Nam Tống trôi trên biển. Theo chiều ngược lại việc thờ cúng Tống Hậu theo cách thức thờ một vị thần biển cho dù là đối tượng phù hộ ít nhiều có khác nhau ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi một tục thờ phổ biến như tục thờ Thiên Hậu. Có thể thấy rằng khi sáng tạo truyền thuyết về Tống Hậu cư dân Nam Tống có ý muốn tạo nên một sự đối sánh với Thiên Hậu nữ thần Bắc Tống đã được thờ cúng rộng rãi ở Trung Hoa. Sự đối sánh này mang một dụng ý đưa những nhân vật cụ thể vào cõi thần để họ được bất tử và dĩ nhiên cùng với nó triều Nam Tống cũng sẽ đi vào cõi bất tử. Đây có thể coi là việc vay mượn mô hình có sẵn mượn sự phổ biến sự nổi tiếng của vị thần kia để quảng bá và khẳng định tính thiêng của .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.