TAILIEUCHUNG - Nhân cách Nguyễn Công Trứ, nhìn từ quan điểm bản thể luận _3

Nguyễn Công Trứ là một nhân vật lịch sử văn hóa khá độc đáo so với truyền thống Nho gia Việt Nam. Từ rất sớm, giới nghiên cứu đã nhận ra điều mà họ gọi là “tương phản”, “mâu thuẫn” ở Nguyễn Công Trứ và cố gắng tìm cách mô tả, cắt nghĩa, đánh giá. | Nhân cách Nguyễn Công Trứ nhìn từ quan điểm bản thể luận Nguyễn Công Trứ là một nhân vật lịch sử văn hóa khá độc đáo so với truyền thống Nho gia Việt Nam. Từ rất sớm giới nghiên cứu đã nhận ra điều mà họ gọi là tương phản mâu thuẫn ở Nguyễn Công Trứ và cố gắng tìm cách mô tả cắt nghĩa đánh giá. Tuy nhiên phương pháp nhận diện và đánh giá này hiện vẫn còn là vấn đề phải tiếp tục xem xét thảo luận. Phần lớn các mô tả về nhân cách Nguyễn Công Trứ cho đến nay thường lấy các học thuyết triết học- đạo đức Nho- Đạo- Phật làm hệ qui chiếu để phân tích lý giải. Nhìn từ bất cứ một học thuyết nào ta cũng dễ thấy Nguyễn Công Trứ không hề là đệ tử thuần thành. Kích thước của tư tưởng và tâm hồn ông rất khó đo đạc bằng các khuôn học thuyết có sẵn với việc dẫn dụng các loại kinh điển. Trong khi không ít tác giả văn học cố gắng tạo cho mình một khuôn mặt phù hợp với các khuôn mẫu kinh điển thì với Nguyễn Công Trứ tất cả các khuôn mẫu đều vừa rộng lại vừa hẹp. Dùng các khuôn khổ tư tưởng triết học đạo đức có sẵn để nhận diện Nguyễn luôn khiến chúng ta ngạc nhiên khó hiểu. Nhưng nếu chúng ta cố gắng sử dụng các nguồn tài liệu thực tế ví dụ nguồn thông tin đến từ Đại Nam thực lục để dựng lại chân dung nhân cách Nguyễn Công Trứ có thể kết quả lại khác đi. Mặt khác các mô tả xưa nay về Nguyễn Công Trứ thường chủ yếu dựa vào sáng tác Nôm của ông đặc biệt là thơ hát nói mà không có giới thuyết nào về kiểu tư liệu nghiên cứu này. Nhưng ta phải lưu ý rằng đối với người xưa bộ phận sáng tác chữ Nôm và bộ phận sáng tác chữ Hán có giá trị bộc lộ tư tưởng khác nhau. Những thể loại thơ ca chữ Nôm trong đó có hát nói chỉ là phần văn chơi hay là tục văn học khác với bộ phận thơ chữ Hán và thơ Đường luật kể cả Đường luật Nôm được coi như phương tiện thể hiện tư tưởng có tính chính thức quan phương. Đối với Nguyễn Công Trứ việc ông sáng tác chủ yếu bằng thể thơ hát nói có tính cách như một kiểu đối phó với cấm kỵ nằm ngoài vùng kiểm soát của tư tưởng đạo đức thẩm mĩ chính thống. Do đó phân tích các

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.