TAILIEUCHUNG - Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học

2. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học. Các ngành, các bộ môn của nó Nhiệm vụ của ngôn ngữ học là: Phải miêu tả và làm lịch sử cho tất cả các ngôn ngữ, các ngữ tộc mà nó với tới Phải tìm ra những quy luật thường xuyên và phổ biến trong các ngôn ngữ, rút ra những quy luật khái quát có thể giải thích tất cả các hiện tượng đặc biệt. Nhiệm vụ đa dạng và phức tạp trên đây của ngôn ngữ học sẽ được thực hiện trong các ngành, các bộ môn ngôn ngữ học khác nhau | IA Ấ J Al TV 1 TV r TV Đôi tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học 2. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học. Các ngành các bộ môn của nó Nhiệm vụ của ngôn ngữ học là Phải miêu tả và làm lịch sử cho tất cả các ngôn ngữ các ngữ tộc mà nó với tới Phải tìm ra những quy luật thường xuyên và phổ biến trong các ngôn ngữ rút ra những quy luật khái quát có thể giải thích tất cả các hiện tượng đặc biệt. Nhiệm vụ đa dạng và phức tạp trên đây của ngôn ngữ học sẽ được thực hiện trong các ngành các bộ môn ngôn ngữ học khác nhau. Trước hết người ta phân biệt hai ngành ngôn ngữ học ngôn ngữ học lịch sử và ngôn ngữ học miêu tả. Ngôn ngữ học lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ trong sự phát triển lịch sử của nó còn ngôn ngữ học miêu tả nghiên cứu một trạng thái nào đó của ngôn ngữ. Sự phân biệt ngôn ngữ học lịch sử với ngôn ngữ học miêu tả bắt nguồn từ sự đối lập giữađồng đại và lịch đại. Đồng đại là trục những hiện tượng đồng thời AB liên quan đến những sự vật đang cùng tồn tại loại trừ mọi sự can thiệp của thời gian. Lịch đại là trực của những hiện tượng kế tục CD trên đó bao giờ cũng chỉ có thể xét một sự vật trong một lúc mà thôi nhưng trên đó có tất cả những sự vật của trục thứ nhất với những sự thay đổi của nó. so sánh đồng đại và lịch đại với nhát cắt ngang và nhát cắt dọc một thân cây khi cắt dọc ta trông thấy bản thân các thớ gỗ làm thành thân cây còn khi cắt ngang ta thấy cách tập hợp các thớ đó trên một bình diện đặc biệt. Nhưng cách cắt thứ hai khác cách cắt thứ nhất vì nó cho thấy rõ giữa các thớ có một số quan hệ mà khi cắt dọc không thể nào trông thấy được. Cần phân biệt đồng đại và lịch đại nhưng không nên đối lập chúng một cách tuyệt đối. Cả trong trạng thái hiện tại lẫn trong trạng thái qu á khứ ngôn ngữ bao giờ cũng là một hệ thống. Cần phải nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ cả trong mối liên hệ lẫn nhau lẫn trong trong sự phát triển một cách đồng thời. Trong mỗi trạng thái ngôn ngữ cần vạch ra những hiện tượng đang lùi vào quá khứ và những hiện tượng đang xuất hiện

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.